“Miễn thị thực là gì?” – Đây là một câu hỏi thường được đặt ra bởi nhiều người khi tìm hiểu về việc du lịch hoặc di cư tới một quốc gia khác. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về miễn thị thực và muốn hiểu rõ hơn về quy trình và yêu cầu của nó. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của dịch vụ visa Việt Nam TinLaw để nắm rõ tất cả những thông tin quan trọng về chủ đề này. Tham khảo ngay nhé!
Miễn thị thực là gì?
Miễn thị thực là gì? Miễn thị thực là một quốc gia cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh và lưu trú trên lãnh thổ của họ trong một thời gian nhất định. Công dân nước ngoài không phải thực hiện các thủ tục xin thị thực hay phải nộp các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.
Giấy miễn thị thực được xem như một loại visa dài hạn. Trong thời gian hiệu lực, bạn có thể nhập cảnh vào Việt Nam bất kỳ lúc nào.
Trường hợp nào được miễn thị thực
Vậy bạn đã biết miễn thị thực là gì rồi. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn các trường hợp được miễn thị thực tại Việt Nam:
- Các quốc gia mà Việt Nam là thành viên theo các điều ước quốc tế.
- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật xuất nhập cảnh.
- Nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, cùng với vợ, chồng và con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
- Công dân nước ngoài được Việt Nam đơn phương miễn thị thực, bao gồm 07 nước là Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc (HCPT), Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển (không phân biệt loại hộ chiếu), và cho quan chức Ban thư ký ASEAN.
- Công dân nước ngoài mà chính phủ Việt Nam ký kết các điều ước quốc tế đơn phương miễn thị thực, bao gồm các nước ASEAN và một số quốc gia khác.
Các trường hợp bị hủy giấy miễn thị thực
Các trường hợp sẽ bị hủy giấy miễn thị thực được căn cứ theo pháp luật của Việt Nam. Cụ thể.
Người nước ngoài có các hành vi như sau:
- Người nước ngoài được cấp giấy miễn thị thực không phải là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.
- Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
- Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
- Hoạt động tại Việt Nam không phù hợp với mục đích nhập cảnh.
Người nước ngoài chưa cho nhập cảnh như sau:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế không còn hiệu lực.
- Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
- Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
- Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
- Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
- Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
- Vì lý do thiên tai.
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
- Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
- Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Các hình thức miễn thị thực
Ngoài giúp bạn biết được miễn thị thực là gì? Chúng tôi sẽ gửi đến bạn các hình thức miễn thị thực hiện nay:
- Miễn thị thực song phương
- Miễn thị thực đơn phương
- Miễn thị thực 5 năm
Miễn thị thực song phương
Đây là một dạng miễn thị thực có hiệu lực kép. Các công dân nước ngoài đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam. Đồng thời, các quốc gia ASEAN cũng miễn thị thực cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh vào các quốc gia trong nhóm. Thời hạn miễn thị thực kép này được giới hạn trong khoảng thời gian không vượt quá 30 ngày.
Miễn thị thực đơn phương
Việc miễn thị thực đơn phương xảy ra khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân của các quốc gia khác. Hiện nay, Việt Nam thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân của 13 quốc gia, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Nga, Thụy Điển, Belarus, Pháp, Đức, Italy, Anh và Tây Ban Nha. Thời hạn miễn thị thực đơn phương này có giới hạn không quá 15 ngày.
Miễn thị thực 5 năm
Miễn thị thực dài nhất mà Việt Nam áp dụng là dành cho các công dân nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam hoặc có quan hệ hôn nhân, huyết thống với người Việt Nam, không phân biệt quốc tịch. Hình thức này cho phép công dân được miễn thị thực trong vòng 5 năm.
Các công dân được hưởng hình thức miễn thị thực này có thể làm mẫu đơn xin miễn thị thực 5 năm và mỗi lần nhập cảnh Việt Nam sẽ được miễn visa trong 90 ngày trong suốt 5 năm. Khi hết thời hạn miễn thị thực, họ có quyền đề nghị xin cấp mới giấy miễn thị thực.
Điều này cho thấy việc tìm hiểu về thông tin miễn thị thực Việt Nam không chỉ liên quan đến câu hỏi “miễn thị thực là gì,” mà còn cần nắm vững về các hình thức và thủ tục cụ thể để được miễn visa khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Giấy miễn thị thực gồm những loại nào?
Giấy miễn thị thực bao gồm 2 loại:
Giấy dán: Giấy miễn thị thực được dán vào hộ chiếu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cũng áp dụng cho công dân nước ngoài khi họ muốn nhập cảnh Việt Nam.
Giấy dạng sổ: Giấy miễn thị thực dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ áp dụng cho giấy thường trú do nước ngoài cấp và cũng áp dụng cho người sử dụng hộ chiếu của những nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ ngoại giao.
Xin giấy miễn thị thực cần điều kiện gì?
Điều kiện để xin giấy miễn thị thực Việt Nam được chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Có hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương còn hiệu lực tối thiểu 01 năm theo quy định.
- Trường hợp không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu, bạn phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (thẻ xanh) còn hiệu lực ít nhất 01 năm tính từ ngày dự kiến nhập cảnh.
Trường hợp 2: Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Có hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương còn hiệu lực tối thiểu 01 năm theo quy định.
Hồ sơ xin giấy miễn thị thực cho người nước ngoài
Miễn thị thực là gì bạn đã biết rõ những thông tin quan trọng nhất. Vậy hồ sơ xin xin giấy miễn thị thực cho người nước ngoài là gì. Cùng tham khảo tiếp dưới đây nhé!
Hồ sơ xin giấy miễn thị thực đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt đang định cư ở nước ngoài hoặc sinh sống tại Việt Nam bao gồm:
- Hộ chiếu gốc của đương đơn còn thời hạn tối thiểu 1 năm.
- Tờ khai mẫu NA9 hoặc tờ khai trực tuyến và in ra.
- 02 ảnh màu kích cỡ 4x6cm, phông nền trắng, đầu để trần và không được đeo kính râm. 01 ảnh được dán và tờ khai, 01 ảnh được đính kèm tờ khai.
- Giấy chứng minh bản thân thuộc trường hợp trên như: Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy xác nhận quan hệ cha mẹ, các giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định pháp luật Việt Nam …
Hồ sơ xin giấy miễn thị thực đối với người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài bao gồm:
- Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 1 năm.
- Tờ khai mẫu NA9 hoặc tờ khai trực tuyến và in ra.
- 02 ảnh màu kích cỡ 4x6cm, phông nền trắng, đầu để trần và không được đeo kính râm. 01 ảnh được dán và tờ khai, 01 ảnh được đính kèm tờ khai.
- Giấy chứng minh bản thân thuộc trường hợp là người Việt định cư ở nước ngoài: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, CMND, CCCD, sổ hộ khẩu, thẻ cử tri …
Thủ tục xin miễn thị thực 5 năm
Thủ tục xin miễn thị thực 5 năm bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn sẽ xem xét mình thuộc trên hợp nào ở trong 2 trường hợp đã được đề cập ở trên. Từ đó, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để hoàn thành hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ theo quy định, bạn sẽ đến các địa điểm sau để nộp hồ sơ. Cụ thể:
- Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài.
- Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn bạn bổ xung theo quy định.
Bước 3: Nộp lệ phí
Nếu bạn xin giấy miễn thị thực ở nước ngoài, mức lệ phí sẽ khác nhau tùy từng quốc gia. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi nộp hồ sơ.
Mức lệ phí xin giấy miễn thị thực 5 năm tại Việt Nam cụ thể như sau:
- Lệ phí lần đầu xin giấy miễn thị thực: 20 USD
- Lệ phí lần thứ 2 trở đi xin giấy miễn thị thực: 10 USD
Bước 4: Đợi kết quả
Thông thường, thời gian xử lý hồ sơ là từ 05 – 07 ngày làm việc tính từ lúc hồ sơ hợp lệ.
Thông qua bài viết, TinLaw đã giúp bạn giải đáp thắc mắc miễn thị thực là gì rồi. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp những thông tin quan trọng nhất xoay quanh chủ đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo:
Kênh mạng xã hội của Tinlaw:
Facebook: https://www.facebook.com/CongTyTinLaw/
Youtube: https://www.youtube.com/@tinlawvn
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239