You are here:

Mã CPC là gì? Nỗi khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài

Mã CPC là gì? Nỗi khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài

Khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần am hiểu các vấn đề về môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư, nhân công, chính sách Nhà nước là một điều cần thiết… nhưng điều đó sẽ có thể vô nghĩa nếu họ bỏ qua mã CPCtra cứu ngành nghề đầu tư theo biểu cam kết WTO.

Mã CPC là gì?

Mã CPC là viết tắt của Provisional Central Product Classification. CPC là hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm của Liên Hợp Quốc. Nó như một tiêu chuẩn quốc tế để tổng hợp và thống kê tất cả các loại dữ liệu về chi tiết sản phẩm, bao gồm số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp, thương mại hàng hóa trong và ngoài nước, thương mại dịch vụ quốc tế, cán cân thanh toán, tiêu dùng và thống kê giá cả và các dữ liệu khác. Nó cung cấp một khuôn khổ để so sánh quốc tế và thúc đẩy sự hài hòa của các loại thống kê khác nhau liên quan đến hàng hóa và dịch vụ.

Phiên bản đầu tiên của CPC, Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời, được xuất bản vào năm 1991. Phiên bản mới nhất, phiên bản CPC 2.1, được phát hành vào năm 2015, là kết quả của việc xem xét cấu trúc CPC để đảm bảo mức độ liên quan của hệ thống phân loại đối với việc mô tả các sản phẩm hiện tại trong nền kinh tế. Những thay đổi trong phiên bản này chủ yếu là kết quả của việc xem xét thêm các sản phẩm nông nghiệp (bao gồm đầu vào của thủy sản, lâm nghiệp và nông nghiệp), đầu ra của các ngành dịch vụ được chọn, sản phẩm năng lượng và những điều chỉnh cần thiết để phản ánh những thay đổi có trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.

>> Tải về: Provisional Central Product Classification

>> Tải về: Central Product Classification (CPC)

 Vai trò của mã CPC

Việt Nam đã có những thỏa thuận quốc tế về những ngành nghề mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam. Vì thế khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam thì cần phải tuân thủ theo quy định về hệ thống phân loại ngành nghề quốc tế theo thỏa thuận của Việt Nam.

Nghĩa là, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu ngành nghề mà mình muốn đầu tư kinh doanh với Biểu cam kết gia nhập WTO cũng như các quy định pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam để “nhận dạng” và xem xét tính khả thi của ngành nghề. Nếu ngành nghề đó đã được cam kết thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Còn đối với các ngành nghề chưa cam kết thì phía Việt Nam không có “nghĩa vụ” phải chấp thuận để các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư này.

Nhưng các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, tùy thuộc vào từng loại dự án, quy mô, vốn, địa bàn… mà quyết định có cấp phép với các ngành nghề chưa được cam kết.

Tóm lại, với các dịch vụ không xuất hiện trong Biểu cam kết WTO, Việt Nam được toàn quyền cho phép hay không cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam.

Dựa vào mã CPC mà các doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề đầu tư cho phù hợp
Dựa vào mã CPC mà DN lựa chọn ngành nghề đầu tư cho phù hợp

Mã CPC – nỗi khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài

Trong trường hợp phía Việt Nam đồng ý cấp phép thì cũng sẽ được toàn quyền đưa ra các điều kiện cho việc cấp phép hoạt động đầu tư nêu trên, và vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ).

Bên cạnh ngành nghề thì hình thức và tỷ lệ hiện diện thương mại của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng là một điều đáng lưu ý. Theo đó, trừ khi có quy định khác tại từng ngành và phân ngành cụ thể của Biểu cam kết này, doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), văn phòng đại diện…

Dịch vụ không xuất hiện trong Biểu cam kết WTO thì không được kinh doanh tại Việt Nam
Dịch vụ không có trong Biểu cam kết WTO thì không được đầu tư tại Việt Nam

Để biết doanh nghiệp sẽ được hiện diện dưới hình thức nào trong một ngành hoặc phân ngành, ta phải căn cứ vào cam kết cụ thể của ngành hoặc phân ngành đó. Nếu trong ngành hoặc phân ngành mà ta quan tâm xuất hiện bảo lưu về hình thức hiện diện thương mại thì phải thực hiện theo bảo lưu.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì những ngành nghề đầu tư không nằm trong biểu cam kết WTO mà doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh thì sẽ không được phép kinh doanh.

TinLaw xin đưa ra một ví dụ điển hình, một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý, nay muốn điểu chỉnh bổ sung ngành nghề quảng cáo (CPC 871) vào hoạt động của công ty. Nhưng theo cam kết gia nhập WTO thì Việt Nam không cam kết hình thức công ty 100% vốn và chi nhánh cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn hoạt động trong lĩnh vực này thì có thể tham gia góp vốn theo hình thức liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.

Các đơn xin thành lập, điều chỉnh với loại hình thành lập công ty vốn nước ngoài, công ty 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh công ty trong lĩnh vực quảng cáo tại Việt Nam, có thể bị cơ quan quản lý của Việt Nam từ chối, trừ phi luật pháp Việt Nam có quy định khác.

Trên đây là một số thông tin về mã CPC – tra cứu ngành nghề đầu tư theo biểu cam kết WTO giúp khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với pháp luật Việt Nam.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT