You are here:

Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại 63 tỉnh thành Việt Nam

Mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là bao nhiêu? Hãy cùng dịch vụ xin giấy phép lao động TinLaw tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Quy định về mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Theo Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ tuỳ vào trường hợp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp hay do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động.

  • Nếu người nước ngoài thuộc trường hợp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động thì sẽ không mất lệ phí.
  • Nếu người nước ngoài thuộc trường hợp do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động thì mức phí sẽ được quy định theo Thông tư số 85/2019/TT-BTC. Cụ thể:

Căn cứ  khoản 4, điều 3, Thông tư 85/2019/TT-BTC:

“Điều 3. Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

4. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đối với cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện).”

⇒ Như vậy, người nước ngoài thuộc trường hợp do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động thì mức phí cấp giấy phép lao động thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, tùy từng địa phương sẽ có quy định về lệ phí cấp giấy phép lao động khác nhau.

Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại TP.HCM và Hà Nội

Mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài mới nhất tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được quy định như sau:

Tại TP.HCM: (quy định tại Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND)

  • Cấp giấy phép lao động: Mức thu 600.000 đồng/01 giấy phép;
  • Cấp lại giấy phép lao động: Mức thu 450.000 đồng/01 giấy phép;
  • Cấp gia hạn giấy phép lao động: Mức thu 450.000 đồng/01 giấy phép.

Tại Hà Nội: (quy định tại Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND và Bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 13/2021/NQ-HĐND)

  • Cấp giấy phép lao động: Mức thu 400.000 đồng/01 giấy phép;
  • Cấp lại giấy phép lao động: Mức thu 300.000 đồng/01 giấy phép. Trường hợp người sử dụng lao động gửi hồ sơ cấp lại giấy phép lao động qua mạng: 250.000 đồng/1 giấy phép;
  • Cấp gia hạn giấy phép lao động: Mức thu 300.000 đồng/01 giấy phép. Trường hợp người sử dụng lao động gửi hồ sơ gia hạn giấy phép lao động qua mạng: 250.000 đồng/1 giấy phép.

Mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động tại các tỉnh, thành còn lại

Mức thu trong bảng bên dưới là mức thu lệ phí cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của các tỉnh/thành Việt Nam theo quy định mới nhất.

Stt

Tỉnh, thành phố Mức lệ phí cấp mới (đồng/01 giấy phép) Mức lệ phí cấp lại (đồng/01 giấy phép) Mức lệ phí gia hạn (đồng/01 giấy phép)

Căn cứ pháp lý

1 An Giang 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND
2 Bà Rịa – Vũng Tàu 600.000 450.000 Nghị quyết 63/2016/NQ-HĐND
3 Bắc Giang 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND
4 Bắc Kạn 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND
5 Bạc Liêu 400.000 300.000 400.000 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND
6 Bắc Ninh 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 80/2017/NQ-HĐND

Bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 02/2021/NQ-HĐND

7 Bến Tre 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND
8 Bình Định 400.000 300.000 200.000 Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND
9 Bình Dương 600.000 450.000 Nghị quyết 72/2016/NQ-HĐND
10 Bình Phước 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND
11 Bình Thuận 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND
12 Cà Mau 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND

Bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND

13 Cần Thơ 600.000 450.000 Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND
14 Cao Bằng 600.000 450.000 400.000 Nghị quyết 79/2016/NQ-HĐND
15 Đà Nẵng 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 56/2021/NQ-HĐND
16 Đắk Lắk 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND
17 Đắk Nông 500.000 400.000 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND
18 Điện Biên 500.000 400.000 400.000 Nghị quyết 21/2020/NQ-HĐND

Bổ sung bởi Điểm c Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND

19 Đồng Nai 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND
20 Đồng Tháp 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 52/2021/NQ-HĐND
21 Gia Lai 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND
22 Hà Giang 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND
23 Hà Nam 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 18/2020/NQ-HĐND

Bổ sung tại khoản 3, điều 1 nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND

24 Hà Nội 400.000 300.000

Trường hợp người sử dụng lao động gửi hồ sơ cấp lại giấy phép lao động qua mạng (dịch vụ công mức 3): 250.000 đồng/1 giấy phép.

300.000

Trường hợp người sử dụng lao động gửi hồ sơ gia hạn giấy phép lao động qua mạng (dịch vụ công mức 3): 250.000 đồng/1 giấy phép

Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND

Bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 13/2021/NQ-HĐND

25 Hà Tĩnh 480.000 360.000 360.000 Nghị quyết 52/2021/NQ-HĐND
26 Hải Dương 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND

Bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 02/2021/NQ-HĐND

27 Hải Phòng 600.000 450.000 Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND
28 Hậu Giang 600.000 450.000 600.000 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND
29 Hòa Bình 600.000 450.000 Nghị quyết 227/2020/NQ-HĐND
30 TP Hồ Chí Minh 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND
31 Hưng Yên 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND
32 Khánh Hòa 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND
33 Kiên Giang 600.000 Nghị quyết 144/2018/NQ-HĐND
34 Kon Tum 600.000 450.000 450.000 Nghị Quyết 80/2021/NQ-HĐND
35 Lai Châu 400.000 300.000 300.000 Nghị quyết 31/2022/NQ-HĐND
36 Lâm Đồng 1.000.000 800.000 800.000 Nghị quyết 183/2020/NQ-HĐND

bổ sung bởi Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 98/2022/NQ-HĐND

37 Lạng Sơn 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND

sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 12/2022/NQ-HĐND

38 Lào Cai 500.000 400.000 400.000 Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND

bổ sung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 26/2021/NQ-HĐNĐ

39 Long An 300.000 225.000 Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND

sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 12/2022/NQ-HĐND

40 Nam Định 600.000 450.000 450.000 Nghị định 83/2022/NQ-HĐND
41 Nghệ An 600.000 450.000 Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND
42 Ninh Bình 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND

Bổ sung bởi Điều 1 Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND

43 Ninh Thuận 400.000 300.000 300.000 Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND

bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND

44 Phú Thọ 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND

sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND

45 Phú Yên 600.000 450.000 Nghị quyết 27/2017/NQ-HĐND
46 Quảng Bình Trực tiếp: 600.000

Trực tuyến: 480.000

Trực tiếp: 450.000

Trực tuyến: 360.000

Nghị quyết 07/2016/NQ-HĐND

Nghị quyết 02/2021/NQ-HĐND

47 Quảng Nam 600.000 450.000 Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND

Theo Khoản 10 Điều 1 Nghị quyết 47/2021/NQ-HĐND mức lệ phí này được giảm 50%, áp dụng đến hết 31/12/2022

48 Quảng Ngãi 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND
49 Quảng Ninh 480.000 360.000 360.000 Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND

Bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 84/2022/NQ-HĐND

50 Quảng Trị 500.000 350.000 Nghị quyết 30/2016/NQ-HĐND
51 Sóc Trăng 600.000 450.000 Nghị quyết 92/2016/NQ-HĐND
52 Sơn La 600.000 450.000 600.000 Nghị quyết 135/2020/NQ-HĐND

bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 34/2022/NQ-HĐND

53 Tây Ninh 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND
54 Thái Bình 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND
55 Thái Nguyên 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 30/2022/NQ-HĐND
56 Thanh Hóa 500.000 400.000 500.000 Nghị quyết 289/2022/NQ-HĐND
57 Thừa Thiên Huế 600.000 450.000 Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND
58 Tiền Giang 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND
59 Trà Vinh 600.000 450.000 Nghị quyết 34/2017/NQ-HĐND
60 Tuyên Quang 600.000 450.000 Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND
61 Vĩnh Long 400.000 400.000 300.000 Nghị quyết 22/2022/NQ-HĐND
62 Vĩnh Phúc 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND

bổ sung bởi Khoản 4 Danh Mục ban hành kèm theo Điều 2 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND

63 Yên Bái 600.000 450.000 450.000 Nghị quyết 18/2022/NQ-HĐND

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định người lao động nước ngoài là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động.
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
  • Chào bán dịch vụ.
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tình nguyện viên.
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quy định về sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Việc sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:

  • Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài:

+ Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được;

Đồng thời, báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc UBND cấp tỉnh theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

+ Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 154 Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc UBND cấp tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Trên đây là quy định mới nhất về mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn thêm vui lòng liên hệ dịch vụ cấp giấy phép lao động TinLaw để được hướng dẫn chi tiết.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn