You are here:

Làm gì khi nhận được thông báo từ chối đăng ký nhãn hiệu

Làm gì khi nhận được thông báo từ chối đăng ký nhãn hiệu

Trong môi trường cạnh tranh, khiến nhu cầu bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bất cứ lúc nào. Bởi thế, ngày càng nhiều doanh nghiệp đổ xô đi đăng ký nhãn hiệu nhằm xác lập quyền chủ sở hữu nhãn hiệu, logo, thương hiệu cho mình. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ khá phức tạp và tình trạng đơn bị từ chối do không đáp ứng các điều kiện thường xuyên diễn ra. Vậy cần làm gì khi nhận được thông báo từ chối đăng ký nhãn hiệu?

Nguyên nhân bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ
  • Đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ nhưng không đáp ứng yêu cầu về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
Có 2 nguyên nhân cơ bản bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu
Có 2 nguyên nhân cơ bản bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu

Quy trình từ chối bảo hộ nhãn hiệu

Lần đầu tiên, Cục SHTT sẽ gửi Thông báo dự định từ chối cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu và cho thời hạn 3 tháng để trả lời. Chủ đơn được phép gia hạn một lần tối đa 3 tháng và nộp yêu cầu xin gia hạn trước thời hạn trả lời.

Sau đó, nếu không trả lời được, Cục SHTT sẽ Thông báo từ chối cấp bằng.

Thông báo từ chối cấp bằng được ra trong 4 trường hợp:

  • Người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót theo yêu cầu, hoặc đã sửa chữa nhưng không đạt, không trả lời hoặc trả lời nhưng không được chấp nhận.
  • Người nộp đơn không nộp phí cấp bằng sau khi đã có dự định cấp bằng.
  • Không phản đối, hoặc phản đối không xác đáng.
  • Có đối thủ phản đối cấp bằng thành công.

Trường hợp phổ biến nhất là chủ đơn không thể sữa chữa thiếu sót hoặc không thể trả lời xác đáng Thông báo dự định từ chối cấp bằng dẫn đến nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ.

Việc từ chối bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện theo quy trình cụ thể
Việc từ chối bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện theo quy trình cụ thể

Chủ đơn có thể làm gì?

Trong trường hợp người nộp đơn nhận được Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu, người nộp đơn cần nghiên cứu kỹ nội dung của Thông báo xem có căn cứ pháp lý đầy đủ hay không.

Nếu người nộp đơn không đồng ý với quan điểm của Cục SHTT, trong vòng 02 tháng kể từ ngày ký Thông báo (thời hạn này có thể gia hạn thêm một lần 2 tháng), người nộp đơn có thể làm Công văn trả lời Thông báo nêu trên trong đó nêu ra các quan điểm của mình cũng như bổ sung thêm các tài liệu để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình.

Khi nhận được Công văn trả lời, Cục SHTT sẽ xem xét các ý kiến và lập luận, nếu thấy các ý kiến là hợp lý, Cục SHTT có thể chấp thuận và đồng ý cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn sẽ tiến hành nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ và phí đăng bạ.

Ngược lại, Cục SHTT cũng có thể giữ nguyên quan điểm của mình khi thấy lập luận của người nộp đơn đưa ra không xác đáng và không có cơ sở pháp lý. Trong trường hợp này, Cục SHTT sẽ ra Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Khi nhận được các thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, để hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ có khả năng được chấp thuận cao hay được tư vấn những giải pháp tốt nhất khi bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT