You are here:

Không công bố chất lượng thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Không công bố chất lượng thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi loại thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Ngược lại, thực phẩm không công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc chất lượng không đúng với tiêu chuẩn đã công bố đều sẽ bị xử lý.

Thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn chất lượng

Có 2 hình thức công bố thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường: tự công bố hoặc đăng ký công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong đó, Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định, sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tự công bố gồm:

  • Công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  • Phụ gia thực phẩm;
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm;
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Lưu ý: Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Thực phẩm phải tự công bố hoặc đăng ký công bố trước khi lưu thông 

Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đăng ký công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các sản phẩm thực phẩm gồm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Như vậy, không công bố chất lượng thực phẩm bị xử lý thế nào?

Theo Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với hành vi sau:

  • Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm.
  • Không nộp bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…

Khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm nếu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm…

Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 – 03 tháng đối với hành vi không đăng ký công bố sản phẩm.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm phải khắc phục hậu quả bằng các hình thức như: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

Hành động không công bố sản phẩm vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh là hành vi không được ủng hộ vì vậy chúng tôi khuyên doanh nghiệp nên tiến hành công bố sản phẩm trước khi kinh doanh. Trong quá trình thực hiện tự công bố sản phẩm hoặc cần hỗ trợ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu gặp bất kỳ khó khăn gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng để nhận hỗ trợ kịp thời!

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT