You are here:

Hướng dẫn đóng mã số thuế khi giải thể doanh nghiệp

Đóng mã số thuế là việc bắt buộc phải thực hiện nếu muốn hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp. Trong bài viết này, dịch vụ kế toán TinLaw sẽ hướng dẫn các bạn hồ sơ, quy trình đóng mã số thuế một cách chi tiết nhất. Cùng tham khảo nhé!

Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp bị chấm dứt hiệu lực. Công ty phải ngừng hoạt động và cũng không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…

Các trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bị đóng mã số thuế nếu thuộc những trường hợp như sau:

  • Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
  • Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).

Nghĩa vụ của người nộp thuế trước khi thực hiện đóng mã số thuế

Vì khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì doanh nghiệp buộc phải ngưng hoạt động. Do vậy, doanh nghiệp cần hoàn tất các công việc sau trước thời điểm làm thủ tục đóng mã số thuế:

  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
  • Hoàn thành nghĩa vụ nộp các tờ khai thuế, nộp tiền thuế
  • Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Thủ tục đóng mã số thuế khi doanh nghiệp giải thể
Thủ tục đóng mã số thuế khi doanh nghiệp giải thể

Thủ tục đóng mã số thuế khi doanh nghiệp giải thể

Bước 1: Rà soát lại các báo cáo doanh nghiệp đã nộp, nếu bị thiếu thì phải nộp bổ sung

Bước 2: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Theo quy định tại khoản 1 điều 67 Luật quản lý thuế 2019:

“Điều 67. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Hồ sơ xin đóng mã số thuế khi doanh nghiệp giải thể được quy định tại điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC, cụ thể như sau:

  1. Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác (theo quy định tại điểm a, b, c, d, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC)
  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Và các giấy tờ khác như sau:

+ Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định giải thể, Bản sao quyết định chia, Bản sao hợp đồng hợp nhất, Bản sao hợp đồng sáp nhập, Bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, Bản sao thông báo chấm dứt hoạt động, Bản sao quyết định chuyển đổi.

Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc đã được cấp mã số thuế 13 chữ số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động gửi cho các đơn vị phụ thuộc để yêu cầu đơn vị phụ thuộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

Trường hợp đơn vị phụ thuộc chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đơn vị chủ quản có văn bản cam kết chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ khoản nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc gửi cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc với cơ quan thuế quản lý các nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc sau khi mã số thuế của đơn vị phụ thuộc đã chấm dứt hiệu lực.

+ Đối với đơn vị phụ thuộc, hồ sơ là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định hoặc thông báo chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc, bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị phụ thuộc của cơ quan có thẩm quyền.

  1. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí; nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài theo quy định tại điểm đ, h Khoản 2 Điều 4 Thông tư này (trừ nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài được cấp mã số thuế theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Thông tư này), hồ sơ là:
  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Và 1 trong các giấy tờ sau: Bản sao bản thanh lý hợp đồng, hoặc bản sao văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tham gia hợp đồng dầu khí đối với nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí.
  1. Đối với hộ kinh doanh; cá nhân kinh doanh; địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, hồ sơ là:
  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT
  • Bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Bước 5: Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ

+ Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, cơ quan quản lý thuế trực tiếp ban hành Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho người nộp thuế.

Trường hợp cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản nhưng các đơn vị phụ thuộc chưa thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, thì cơ quan thuế ban hành Thông báo gửi cho đơn vị chủ quản, đơn vị phụ thuộc theo mẫu số 35/TB-ĐKT

+ Phối hợp với cơ quan thuế quản lý khoản thu nơi người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước để quyết toán nghĩa vụ của người nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý khoản thu (nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, hóa đơn và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có)), xử lý bù trừ nghĩa vụ thuế hoặc hoàn trả theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện thủ tục bù trừ hoặc hoàn trả kiêm bù trừ đối với các nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Đề nghị cơ quan Hải quan thực hiện xác nhận việc người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư của Bộ Tài chính quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

+ Ban hành Thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước của đơn vị phụ thuộc sang đơn vị chủ quản, của đơn vị bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất sang đơn vị mới theo quy định tại điểm này.

Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục đóng mã số thuế khi giải thể doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ dịch vụ kế toán TinLaw theo để được tư vấn cu thể:

Picture of Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế từ năm 2009 đến nay, bà Viện đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực, giúp họ tối ưu hóa quy trình tài chính và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý về thuế.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn