Muốn thành lập công ty, người thành lập phải nắm rõ quy trình cũng như các loại giấy tờ pháp lý mà luật định. Để biết được những vấn đề đó chủ doanh nghiệp phải tham khảo các hướng dẫn thành lập công ty sẵn có trên luật, google hoặc tại các dịch vụ thành lập công ty.
Khi muốn thành lập công ty, chúng ta ai cũng luôn mong muốn công ty được thành lập một cách nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật. Do đó, việc nắm được những quy định về thành lập công ty là một điều cần thiết, giúp cho chúng ta có sự chuẩn bị chắc chắn, từ khâu hồ sơ giấy tờ đến các thủ tục quy định.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định số 01/20121
Điều kiện thành lập công ty
Điều kiện chung
- Để thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện về vốn
- Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
- Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
- Điều kiện về tên công ty
- Điều kiện về trụ sở chính của công ty
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
>> Xem chi tiết: Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Điều kiện riêng với từng loại hình doanh nghiệp
Ngoài việc phải tuân thủ và đáp ứng các điều kiện chung ở trên, đối với từng loại hình doanh nghiệp còn phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau:
Điều kiện để thành lập công ty cổ phần: Bắt buộc phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Bắt buộc chỉ có 1 cá nhân/ tổ chức là chủ sở hữu (người đứng ra thành lập công ty). Chủ sở hữu có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Điều kiện để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Phải có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Điều kiện để thành lập công ty hợp danh:
- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động của doanh nghiệp;
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Chuẩn bị trước khi thành lập công ty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin tài liệu sau đây:
Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (đối với người đại diện được thuê không đồng thời là cổ đông, thành viên công ty).
Các giấy tờ liên quan đến trụ sở công ty như hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, quyền sở hữu nhà đất của chủ doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với quyền sử dụng đất, toà nhà, văn phòng cho thuê.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị thêm các thông tin liên quan đến tên công ty, vốn, ngành nghề kinh doanh,…
Thủ tục, trình tự thành lập công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Sau khi chuẩn bị đầy đủ có thông tin liên quan đến tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty thì các bạn tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
Hồ sơ thành lập công ty được quy định tại Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 và Chương IV Nghị định số 01/20121.
Tùy thuộc vào loại hình công ty khách hàng mong muốn thành lập: công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc loại hình doanh nghiệp khác, sẽ có yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ không giống nhau. Cụ thể:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân.
- Thứ nhất: Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực.
- Thứ hai: Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
- Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập công ty.
- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại bước 1, các bạn tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Khác với trước đây, thủ tục nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty.
Do đó, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian hoàn thành: 03 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau 03 ngày làm việc Quý khách hàng sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, do Giấy chứng nhận được trả theo đường bưu điện nên thường các bạn sẽ được nhận chậm hơn chút do quá trình chuyển phát.
Bước 4: Khắc con dấu (mộc tròn) công ty
Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, các bạn tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.
Bước 5: Xin các giấy phép đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp
Chỉ áp dụng đối với các ngành nghề có yêu cầu điều kiện sau thành lập công ty và giấy phép con như: vận tải, du lịch, nhà hàng, cho thuê lao động, giáo dục, y tế,….
Trên đây là các bước cơ bản nhất để thực hiện thành lập công ty. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với dịch vụ thành lập công ty TinLaw để được tư vấn cụ thể vào cung cấp phí dịch vụ tốt nhất.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239