You are here:

Hướng dẫn lập tờ khai thuế khoán Mẫu số 01/THKH và Mẫu 02/THKH

Trong hồ sơ khai thuế khoán của hộ, cá nhân kinh doanh thì mẫu tờ khai thuế là loại giấy tờ quan trọng nhất. Tuy nhiên, tờ khai thuế khoán có 2 loại là mẫu số 1 áp dụng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và mẫu số 2 áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản.

Trong bài viết dưới đây, dịch vụ kế toán TinLaw xin hướng dẫn quý độc giả cách lập tờ khai thuế khoán cả Mẫu số 01/THKH và Mẫu 02/THKH.

Tờ khai thuế khoán – Mẫu số 01/THKH

>> Download Tờ khai thuế khoán – Mẫu số 01/THKH

Những đối tượng là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi làm hồ sơ khau thuế khoán sẽ áp dụng theo mẫu tờ khai thuế khoán 01/THKH. Chú ý phải ghi đầy đủ các thông tin của kỳ kê khai thuế (năm) và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế theo hướng dẫn sau.

  • [01] Kỳ tính thuế : kê khai cho kỳ kê khai nào (năm)
  • [02] Người nộp thuế: Hộ kinh doanh phải ghi chính xác tên như tên đã đăng ký trong tờ khai đăng ký thuế.
  • [03] Mã số thuế: Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp khi đăng ký nộp thuế.
  • [04],[05],[06] Địa chỉ, Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố: Ghi rõ số nhà, tổ, đường phố, Quận/Huyện, tỉnh/Thành phố theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.
  • [07],[08],[09] Điện thoại, Fax, Email: Ghi số điện thoại, Fax, Email của hộ kinh doanh để cơ quan thuế có thể liên lạc khi cần thiết.
  • [10] Ngành nghề kinh doanh: ghi theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký.

Mẫu tờ khai thuế khoán - Mẫu số 01/THKH
Mẫu tờ khai thuế khoán – Mẫu số 01/THKH
Mẫu tờ khai thuế khoán – Mẫu số 01/THKH

Nếu có sự thay đổi các thông tin từ mã số [01] đến mã số [10], hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo quy định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.

Cột chỉ tiêu: căn cứ vào hàng hoá thực tế kinh doanh, Hộ kinh doanh xác định doanh thu theo từng đối tượng chịu thuế làm cơ sở kê khai vào các dòng tương ứng trên cột chỉ tiêu. Dòng Doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bằng (=) loại chịu thuế suất 5% cộng (+) loại chịu thuế suất 10%. Trên mỗi loại doanh số, tuỳ theo đặc điểm kinh doanh mà kê khai chi tiết theo ngành hàng hoá, dịch vụ kinh doanh.

Ví dụ: Hộ ông A đăng ký kinh doanh ngành nghề khám, chữa bệnh. Dự kiến năm 2020 có doanh thu bình quan 01 tháng là 10 triệu đồng trong đó doanh thu khám bệnh 02 triệu, doanh thu bán thuốc 08 triệu.

Trên tờ khai thuế khoán kỳ tính thuế năm 2020 của hộ ông A kê khai trên cột Dự kiến doanh thu trung bình 1 tháng năm nay như sau: Doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB bỏ trống, Doanh thu của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế TTĐB, không chịu thuế GTGT 2 triệu đồng, Doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT 8 triệu đồng, đồng thời trên dòng loại chịu thuế GTGT 5% cũng ghi 8 triệu đồng.

  • Cột Doanh thu trung bình 1 tháng của năm trước: Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào doanh thu trung bình 1 tháng kỳ ổn định của năm trước năm kê khai (ví dụ kỳ tính thuế là năm 2020 thì cột doanh thu trung bình 1 tháng của năm trước là doanh thu trung bình 1 tháng kỳ ổn định năm 2019).
  • Cột Dự kiến doanh thu trung bình 1 tháng năm nay: Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào doanh thu trung bình 1 tháng kỳ ổn định trước cộng (+) với khả năng phát triển kinh doanh, sự biến động của giá cả thị trường trong kỳ kê khai.

Trường hợp hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh thì phải kê khai bổ sung với cơ quan thuế kể từ tháng phát sinh thay đổi quy mô, để cơ quan thuế xác định số thuế khoán phù hợp với thực tế phát sinh nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Tờ khai thuế khoán – Mẫu số 02/THKH

Tải Tờ khai thuế khoán – Mẫu số 02/THKH

Tờ khai thuế khoán – Mẫu 02/THKH áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản. Khi điền tờ khai, quý độc giả cần chú ý những điểm sau:

  • Các chỉ tiêu từ mã số [01] đến mã số [10] ghi như hướng dẫn trên tờ khai mẫu số 01/THKH.
  • Cột tên khoáng sản: Kê theo từng loại tài nguyên khai thác
  • Cột Sản lượng khai thác trung bình 1 tháng của năm trước: số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào sản lượng khoán .
  • Cột đơn vị tính: Tuỳ theo đơn vị tính của từng loại tài nguyên khai thác mà ghi vào các dòng tương ứng với tài nguyên đó: kg, tấn, thùng, m3…
  • Cột Dự kiến sản lượng khai thác trung bình một tháng năm nay: Cơ sở để ghi vào cột này căn cứ vào sản lượng khoán năm trước và khả năng khai thác năm nay.
Mẫu tờ khai thuế khoán - Mẫu số 02/THKH
Mẫu tờ khai thuế khoán – Mẫu số 02/THKH

Trường hợp hộ nộp thuế khoán có thay đổi quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì phải kê khai bổ sung với cơ quan thuế kể từ tháng phát sinh thay đổi quy mô, để cơ quan thuế xác định số thuế khoán phù hợp với thực tế phát sinh nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế khoán cho hộ, cá nhân kinh doanh

Công ty kế toán thuế TinLaw vừa hướng dẫn quý độc giả cách lập tờ khai thuế khoán Mẫu số 01/THKH và Mẫu 02/THKH. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ tiếp tục giải đáp những thắc mắc, khó khăn liên quan đến thuế khoán. Hãy cùng đón đọc nhé!

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn