Đối tượng đầu tiên có thể làm thủ tục tự công bố sản phẩm là những thực phẩm thường sản xuất trong nước. Những thực phẩm này không yêu cầu quá cao và có thể sử dụng cho mọi đối tượng nên doanh nghiệp có thể tự công bố về thành phần cũng như chức năng mà thực phẩm mang lại. Ở bài viết này, TinLaw sẽ hướng dẫn các bạn cách công bố thực phẩm sản xuất nội địa. Cùng theo dõi nhé!
Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm
Công bố chất lượng thực phẩm bao gồm tự công bố thực phẩm thường và công bố thực phẩm chức năng. Nhìn chung hồ sơ của cả hai loại đều có những điểm chung giống nhau như sau:
- Bản tự công bố sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm trong vòng 12 tháng
- Mẫu nhãn sản phẩm
- Mẫu sản phẩm hoàn thành
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Riêng đối với thực phẩm chức năng, hồ sơ cần có thêm:
- Giấy chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt) sản xuất thực phẩm chức năng
- Thông tin, tài liệu chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần
- Báo cáo thử nghiệm về hiệu quả của công dụng sản phẩm (đối với sản phẩm lần đầu tiên lưu thông trên thị trường)

Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Bước thứ 2 trong thủ tục tự công bố thực phẩm trong nước chính là bước nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.
Khi đến những cơ quan có thẩm quyền này thì doanh nghiệp nộp 1 bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Sau đó, sẽ được công bố sản phẩm của mình cho mọi người cùng biết.
Có thể sẽ công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài chẳng hạn. Hoặc cũng có thể được công bố trên trang thông tin điện tử, website của chính công ty. Miễn sao, khách hàng và cơ quan thẩm quyền có thể nhìn thấy được chỉ tiêu an toàn của những loại thực phẩm doanh nghiệp công bố.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật
Một điểm mà doanh nghiệp cần biết là khi hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì ngoài việc thực phẩm của doanh nghiệp sẽ được tự do kinh doanh trên thị trường.
Doanh nghiệp còn phải tự đứng ra chịu trách nhiệm trước những gì mà mình tự công bố. Đặc biệt, khi có vấn đề liên quan đến thực phẩm như thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc không đủ an toàn thì doanh nghiệp sẽ phải đứng ra giải trình với cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Bước cuối cùng chính là cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Hồ sơ này sẽ được lưu trữ tại cơ quan tiếp nhận và trên website chính thức của cơ quan này cũng đăng tải những thông tin cần thiết về tên công ty, bản tự công bố và những thực phẩm mà doanh nghiệp đã tự công bố trước đó.
Khi tiếp nhận và lưu trữ thì cơ quan có thẩm quyền chỉ làm nhiệm vụ trung gian đăng tải những thông tin cần thiết lên trang web. Còn trách nhiệm hoàn toàn vẫn thuộc về doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần lưu ý rõ vấn đề này.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc công bố thực phẩm sản xuất nội địa để cho doanh nghiệp tham khảo. Và trên hết là doanh nghiệp cũng nên chọn cho mình được những công ty chuyên về tư vấn vệ sinh an toàn thực phẩm để tin tưởng. Đến đây, mọi thắc mắc của doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp tiến hành thủ tục tự công bố hoàn chỉnh nhất.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239