You are here:

Hướng dẫn công bố sản phẩm thực phẩm giải cứu nông nghiệp

Theo báo đài đưa tin gần đây, do dịch bệnh Covid-19 việc xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản bị đình trệ, cung vượt cầu, dẫn đến người nông dân không thể bán được. Trước tình hình đó nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ người nông dân với sáng kiến “giải cứu nông sản” thông qua chế biến các sản phẩm mới lạ. Trước khi đưa các sản phẩm này ra thị trường doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm.

Ở bài viết này, TinLaw sẽ hướng dẫn chi tiết cách công bố các sản phẩm thực phẩm giải cứu nông nghiệp cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!

Sản phẩm giải cứu nông sản gồm sản phẩm nào?

Những ngày gần đây trên thị trường trong nước rất gầm rộ các sản phẩm mới lạ như bún, phở dưa hấu, bánh tráng thanh long, mì rau củ… Không chỉ thế, những mặt hàng này còn được xuất đi những thị trường lớn như Úc, Mỹ, Nhật…

Tuy nhiên, để các sản phẩm này được bày bán trong siêu thị, cửa hàng hay xuất đi nước ngoài trước tiên cần thực hiện công bố sản phẩm thực phẩm giải cứu nông nghiệp. Quy trình, thủ tục công bố ra sao, hãy theo dõi phần tiếp dưới đây.

Ảnh hưởng Covid-19, nhiều sản phẩm giải cứu nông sản ra đời
Ảnh hưởng Covid-19, nhiều sản phẩm giải cứu nông sản ra đời

Cách công bố sản phẩm thực phẩm giải cứu nông nghiệp

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm giải cứu nông nghiệp

Hồ sơ công bố các sản phẩm thực phẩm giải cứu nông nghiệp phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Thời gian hoàn thành công bố thực phẩm:

  • Thời gian hoàn thành hồ sơ tự công bố thực phẩm: 10-15 ngày làm việc bao gồm thời gian kiểm nghiệm.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm: 15-20 ngày làm việc KHÔNG bao gồm thời gian kiểm nghiệm. (Riêng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thời gian 20-30 ngày làm việc).

Trên đây là hướng dẫn của TinLaw về cách công bố sản phẩm thực phẩm giải cứu nông nghiệp. Mọi vướng mắc khó khăn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn cũng như có được dịch vụ công bố sản phẩm cho doanh nghiệp đầy đủ, dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm nhất.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn