Thời gian qua, công tác đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) gặp nhiều bất cập, gây ra một số phát sinh tiêu cực khiến cho thị trường XKLĐ không còn hoạt động sôi nổi như trước. Bộ Lao động thương binh xã hội đang nghiên cứu, tìm ra giải pháp siết chặt và dần hoàn thiện, bổ sung nghị định Luật XKLĐ để đưa thị trường trở lại như trước.
Thống kê hàng năm, Việt Nam đưa trung bình 100.000 người lao động sang nước ngoài làm việc, hiện tạ,i đến thời điểm hết tháng 10 đã có 106.127 lao động được đưa sang nước ngoài làm việc, vượt kế hoạch ban đầu đề ra trong năm 2017. Tuy nhiên, so với những năm trước đây, thị trường XKLĐ của Việt Nam đã có phần “dịu” xuống.
Thị trường XKLĐ của Việt Nam chủ yếu là Nhật Bản và Đài Loan, riêng tại 2 nước này đã chiếm 90% tổng số lao động. Nhưng những năm gần đây đã phát sinh ra vài yếu tố làm ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định và phát triển của thị trường. Có nhiều doanh nghiệp đưa người đi XKLĐ chui, trốn Luật để thu về lợi nhuận hay công tác làm hồ sơ XKLĐ còn nhiều bất cập, các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc đưa người sang làm việc nước ngoài không minh bạch, thiếu thông tin…

Chính vì thế, trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ cố gắng hoàn thiện, bổ sung các nghị định quy định hướng dẫn chi tiết thực thi Luật XKLĐ nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường.
Phó chủ tịch Hiệp hội XKLĐ – ông Đỗ Nhật Tân cho biết, việc hoàn thiện dự thảo chính là bổ sung thêm Nghị định 126/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ và khắc phục các vấn đề phát sinh.
Cụ thể là siết chặt việc cấp đổi giấy phép hành nghề của các doanh nghiệp thực hiện công tác đưa người sang nước ngoài lao động, dự thảo thay đổi một số nội dung nằm tăng cơ hội tiếp cận cho cả doanh nghiệp và người lao động. Chú trọng việc đào tạo người lao động có đủ hành trang về kiến thức, kỹ năng trước khi sang nước ngoài làm việc, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Đài Loan, Ả Rập. Đề ra chi phí cụ thể cho chuyến đi nhằm tránh các cơ sở lạm thu, trục lợi từ người lao động.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239