You are here:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 74 Luật Đầu tư 2014 và Điều 59 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư thì nhà đầu tư sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi tham gia rót vốn đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam.

Có rất nhiều quy định pháp lý xoay quanh hoạt động đầu tư tại Việt Nam và thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một trong số đó. Vậy pháp luật quy định cụ thể thế nào về vấn đề này? quý khách cùng theo dõi nội dung chia sẻ của TinLaw dưới đây.

Căn cứ pháp lý xin giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ pháp lý xin giấy chứng nhận đầu tư

1. Căn cứ pháp lý

Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Luật đầu tư 2014.

2. Hồ sơ xin giấy phép giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

STTCHUẨN BỊ HỒ SƠLưu ý

1

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tưTải mẫu tại đây
 

2

  • Đối với dự án có nhà đầu tư là cá nhân thì chuẩn bị chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn theo quy định.
  • Đối với dự án có nhà đầu tư là tổ chức thì chuẩn bị Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác còn thời hạn theo quy định.
Chuẩn bị bản sao.

3

Bản đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung như sau:

  • Thông tin nhà đầu tư thực hiện dự án.
  • Mục tiêu thực hiện dự án.
  • Quy mô dự án đầu tư.
  • Lượng vốn và phương án huy động vốn để thực hiện dự án.
  • Địa điểm và thời gian thực hiện dự án đầu tư.
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
  • Số lượng người lao động tham gia dự án.
  • Các chính sách đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định.
  • Hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
 

4

  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư.
  • Bản cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ đối với dự án.
  • Các tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Chỉ chuẩn bị một trong các tài liệu đã nêu.

5

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất:

  • Lập bản đề xuất sử dụng đất đối với dự án có nhu cầu sử dụng đất.
  • Đối với dự án không đề nghị Nhà nước giao đất thì phải có hợp đồng/ hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương về việc sử dụng địa điểm để triển khai dự án.
  • Chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai khá hấp dẫn, nhà đầu tư nên tìm hiểu thông tin để không bỏ sót quyền lợi của mình khi tham gia đầu tư tại Việt Nam.
 

6

Đối với dự án có sử dụng công nghệ thì lập giải trình về sử dụng công nghệ theo điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật đầu tư 2014, bao gồm:

  • Tên công nghệ.
  • Xuất xứ công nghệ.
  • Sơ đồ quy trình công nghệ.
  • Thông số kỹ thuật chính.
  • Tình trạng sử dụng của máy móc.
  • Thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.
 

7

Đối với dựa án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì chuẩn bị hợp đồng BCC 

3. Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Thời gian xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thời gian xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư tại nơi đặt trụ sở chính.

Bước 3: Thời gian xử lý hồ sơ

Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh tại UBND cấp huyện

Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ từ nhà đầu tư, cán bộ cơ quan đăng ký đầu tư xử lý và ra kết quả cho chủ đầu tư trong vòng 35 ngày làm việc.

Đối với dự án phải lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan. Nội dung lấy ý kiến như sau:

  • Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án.
  • Đánh giá đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, nếu có.
  • Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư đối với quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất, đánh giá tác động  và hiệu quả kinh tế – xã hội đối với địa phương và đất nước.
  • Đánh giá đề xuất ưu đãi đầu tư, nếu có.
  • Đánh giá sự phù hợp pháp lý đối với việc sử dụng đất để phát triển dự án.
  • Căn cứ khoản 1 Điều 32 của Luật đầu tư, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư.

Đối với cơ quan lấy ý kiến thẩm định theo quy định

Trong vòng 15 ngày tiến nhận hồ sơ từ cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan được lấy ý kiến thẩm định theo quy định phải hoàn tất thủ tục lấy ý kiến thẩm định và gửi lại hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Đối với các dự án có sử dụng quỹ đất

Kể từ ngày nhận được yêu cầu sử dụng đất để triển khai dự án từ từ cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý đất phải chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục sau đây:

  • Cung cấp trích lục bản đồ.
  • Cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định

Đối với UBND cấp tỉnh

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi xem xét hồ sơ và gửi lấy ý kiến các cơ quan theo quy định thì gửi hồ sơ cho UBND cấp tỉnh.
  • Trong vòng 07 ngày làm việc, UBND xem xét và trả lời cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau đó trả lời kết quả dự án đầu tư.
  • Nếu từ chối, UBND cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:
    • Nhà đầu tư thực hiện dự án;
    • Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án;
    • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
    • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;
    • Công nghệ áp dụng;
    • Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);
    • Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.

Bước 4: Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Thông tin về các dự án phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như đã nêu trên chắc hẳn đã mang lại cho quý khách nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, thực tế pháp luật Việt Nam luôn có nhiều thay đổi và chống chéo, dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài của TinLaw sẽ giúp cho giai đoạn ban đầu của nhà đầu tư được thuận lợi hơn.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT