Trong những năm gần đây, vấn đề Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã được chú ý và được đề cập đến nhiều hơn. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với chủ sở hữu. Vậy, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Hành vi như thế nào được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Cách xử lí hành vi xâm phạm như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
- Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.
Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các hành vi 1, 2, 3, 4;
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nhiệm.
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Căn cứ xem xét hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giờ đây được thực hiện dưới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi nhằm lẩn tránh chủ sở hữu cũng như lẩn tránh pháp luật. Điều này khiến cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gặp nhiều khó khăn.
Để xác định một hành vi có bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Như vậy khi xác định một hành vi có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không cần căn cứ đủ 4 yếu tố nêu trên.

Biện pháp bảo vệ
Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định nhiều biện pháp bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để chủ thể có thể sử dụng linh hoạt.
- Biện pháp tự bảo vệ
- Biện pháp dân sự
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp hình sự
Trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa và thị trường đông đúc, các doanh nghiệp cần phải tìm ra cách thức làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt. Bên cạnh việc đổi mới, sáng tạo và tri thức là sức mạnh chính của việc cạnh tranh thì các doanh nghiệp cũng phải tìm cách thức quản lý có hiệu quả hoạt động đổi mới, sáng tạo và tri thức đó thông qua việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nếu không sẽ không tránh khỏi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nếu còn bất kì vướng mắc nào về Sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website hoặc gọi ngay số 1900 633 306 để được giải đáp nhanh nhất.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền TinLaw – hơn 15 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ Luật sư có năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. TinLaw cam kết giúp Doanh nghiệp có được những giải pháp tối ưu, hiệu quả. Đảm bảo mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý Doanh nghiệp.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239