Theo quan điểm của K.Marx, vốn là tư bản, mà tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Vốn là toàn bộ những giá trị về vật chất được doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Vậy hiện nay pháp luật Việt Nam về luật doanh nghiệp quy định như thế nào về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp? Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Chúng ta có quyền góp vốn vào công ty TNHH bằng quyền sở hữu trí tuệ được không? Để làm rõ hơn về vấn đề này hãy theo dõi bài viết sau của dịch vụ thành lập công ty TinLaw nhé!
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, Quyền sở hữu trí tuệ: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Luật sở hữ trí tuệ 2009 quy định về quyền sở hữu trí tuệ như sau:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
>>Xem thêm: Sở hữu trí tuệ là gì?

Góp vốn là gì?
Căn cứ theo Khoản 18 Điều 4, Luật Doanh Nghiệp 2020; Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ không?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Doanh Nghiệp 2020, quy định về tài sản góp vốn như sau:
Điều 34. Tài sản góp vốn
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo những quy định đã nêu trên cá nhân hay tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn có quyền dùng nó để thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp hay tổ chức.
Trình tự thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào Doanh nghiệp
Quy trình thủ tục thực hiện góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp cũng được thực hiện sau khi đăng ký quyền sở hữu. Cụ thể bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Định giá quyền sở hữu trí tuệ
Bên thực hiện góp vốn và bên được nhận góp vốn cùng nhau đàm phán và đưa ra định giá về quyền sở hữu trí tuệ hoặc có thể sử dụng dịch vụ và thuê bên trung gian, đơn vị chuyên môn thứ ba tiến hành thẩm định giá tài sản.
Lưu ý: Khi tiến hành định giá tài sản góp vốn là sở hữu trí tuệ, việc định giá tài sản phải được chuyển đổi sang tiền là đồng Việt Nam hoặc tự do chuyển đổi ngoại tệ (nếu có)
Bước 2: Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận góp vốn
Tiến hành cấp giấy chứng nhận góp vốn, cổ phần và tiến hành chuyển đổi quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Tiến hành xác nhận hoặc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận góp vốn
Như vậy, đối chiếu với các quy định trên với trường hợp của bạn, bạn có thể thực hiện góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, về mặt thủ tục, bạn cần lưu ý đến các thủ tục về định giá tài sản góp vốn và đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn theo quy định pháp luật. Nếu cần tư vấn về dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau đây:

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239