You are here:

Quy định xin giấy phép đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Quy định xin giấy phép đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, chỉ có các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hàng hóa sản phẩm dễ gây cháy nổ mới có thể gây ra cháy nổ được. Tuy nhiên, thực tế hỏa hoạn không chỉ xảy ra tại các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn mà các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và thậm chí cả nhà dân cũng không nào ngoài danh sách “Các vụ cháy nổ”, chỉ có điều là mức độ thiệt hại khác nhau.

Chính vì thể, điều kiện xin giấy phép kinh doanh lĩnh vực phòng cháy chữa cháy được pháp luật quy định rất chặt chẽ và được cơ quan có thẩm quyền quản lý rất gắt gao.

1. Tại sao nên phòng cháy chữa cháy?

Cháy nổ luôn mang lại nhiều hậu quả khôn lường

Cháy nổ luôn mang lại nhiều hậu quả khôn lường

Không chỉ theo lời kêu gọi của chính phủ mà chính người dân cũng có thể tự nhìn nhận một chân lý rằng: “ phòng cháy luôn quan trọng hơn chữa cháy”. Bởi vì việc phòng cháy sẽ giúp cho tất cả chúng ta phòng ngừa, hạn chế tối đa các vụ cháy xảy ra để giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại và hậu quả khôn lường do hỏa hoạn mang lại.

Thực tế, bản chất của việc phòng cháy đó chính là phòng chống các tác nhân gây nên cháy nổ, cụ thể là sử dụng các biện pháp, giải pháp về tổ chức, kỹ thuật nhằm mục đích loại trừ, hạn chế những nguyên nhân và điều kiện để gây ra các vụ cháy nổ.

Ngoài ra, việc phòng chống cháy nổ còn có ý nghĩa giúp cho công tác phòng cháy, chữa cháy được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất để từ đó hạn chế tối đa thấp nhất hậu quả và thiệt hại về người và tài sản do các đám cháy nổ gây ra.

Có thể nói, việc phòng cháy và chữa cháy phải được phối hợp thực hiện cùng nhau, chắc chắn không thể tách rời để ngăn chạn và giảm các thiệt, hậu quả do cháy nổ gây ra. Đó chính là lý do quy định về điều kiện xin giấy phép kinh doanh lĩnh vực phòng cháy chữa cháy được quản lý vô cùng chặt chẽ.

2. Những lĩnh vực phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Là điều kiện khi kinh doanh lĩnh vực khách sạn
Là điều kiện khi kinh doanh lĩnh vực khách sạn

Theo quy định pháp luật, nhà đầu tư muốn đăng ký thành lập công ty trong một số ngành nghề dưới đây bắt buộc phải cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Hoạt động ươm giống, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này.
  • Hoạt động kinh doanh sản xuất đồ gỗ xây dựng.
  • Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất liệu từ gỗ, nữa, rơm, rạ và vật liệu có thể tết, bện thì phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh phòng cháy chữa cháy theo quy định.
  • Doanh nghiệp sản sản kinh doanh các sản phẩm là: bao bì bằng gỗ, giày dép,..
  • Công ty sản xuất và sửa chữa đầu máy xe điện, xe lửa.
  • Các doanh nghiệp hoạt động đóng và sửa chữa tàu thuyền theo quy định.
  • Hoạt động sản xuất kinh doanh máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt và máy sấy.
  • Và hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
  • Cuối cùng, các hoạt động kinh doanh liên quan đến các sản phẩm hay hàng hóa có vật liệu dễ cháy nổ.

Tất cả doanh nghiệp luôn luôn phải có biện pháp phòng cháy an toàn và có các thiết bị phòng cháy chữa cháy tại các doanh nghiệp đơn vị để tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ gây ra, cũng như đáp ứng các yêu cầu về điều kiện xin giấy phép kinh doanh lĩnh vực phòng cháy chữa cháy để hoạt động kinh doanh được diễn ra nhanh chóng và đúng theo quy định pháp luật.  Để nắm rõ các thông tin về hoạt động kinh doanh lĩnh vực này, cùng theo dõi nội dung ở phần bên dưới.

3. Trình tự xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lĩnh vực phòng cháy chữa cháy
Quy định về việc kinh doanh lĩnh vực PCCC

Sau khi đảm bảo các điều kiện kinh doanh phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp thực hiện thủ tục như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo quy định về việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
  • Bước 2: Người đại diện theo pháp luật, nộp hồ sơ cho Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
  • Bước 3: Cán bộ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
    • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ tiến hành viết giấy biên nhận đã tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp.
    • Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiến thông báo bằng văn bản về việc hồ sơ chưa hợp lệ của doanh nghiệp, và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
  • Bước 4: Doanh nghiệp tiếp nhận giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

4. Một số thông tin khác về việc xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Các giấy tờ cần chuẩn bị khi kinh kinh lĩnh vực PCCC
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi kinh kinh lĩnh vực PCCC

Doanh nghiệp xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định.
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (bản sao y công chứng).
  • Văn bản nghiệm thu kết quả sản xuất kinh doanh cải tạo hoặc xây dựng mới của doanh nghiệp.
  • Văn bản nghiệm thu các phương tiện giao thông cơ giới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phòng cháy chữa cháy.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về việc phòng cháy chữa cháy đối với hoạt động kinh doanh hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh khác.
  • Bảng thông kê các thiết bị, phương tiện dùng để cứu người và các phương tiện khác được trang bị để phòng cháy chữa cháy.
  • Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy chữa cháy.
  • Danh sách các cán bộ, nhân viên tham gia lớp huấn luyện về việc phòng cháy chữa cháy.
  • Đồng thời, doanh nghiệp phải lên phương án khi có cháy nổ xảy ra.

Thời hạn trả lời hồ sơ: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Với hậu quả to lớn của cháy nổ, hỏa hoạn đã gây ra, nhà nước quản lý quy định xin giấy phép đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy rất chặt chẽ, dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy TinLaw hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích để doanh nghiệp của bạn có sớm hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty để dễ dàng khởi động dự án dễ dàng và gặt hái được nhiều thành công như đã dự định.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.