Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc nhượng quyền thương mại đã trở thành một hình thức phổ biến để mở rộng quy mô và phát triển thương hiệu. Nhượng quyền thương mại cho phép một bên giao cho bên khác quyền sử dụng tên thương hiệu, sản phẩm, quy trình kinh doanh và hệ thống quản lý đã được thiết lập sẵn. Điều này tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho cả hai bên, một bên có thể mở rộng thị trường và phát triển mạng lưới bán hàng, trong khi bên kia có thể sử dụng những thương hiệu và quy trình đã được chứng minh hiệu quả.
Tuy nhiên, việc nhượng quyền thương mại không phải là hoạt động được tiến hành một cách dễ dàng mà còn phải đủ điều kiện và tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật mới có thể tiến hành Nhượng quyền thương mại.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các quy định cần xem xét khi nhượng quyền thương mại, đặc biệt khi tiến hành nhượng quyền thương mại có yếu tố sở hữu trí tuệ.
Điều kiện đủ để được nhượng quyền bao gồm những thủ tục gì?
Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp muốn nhượng quyền đối với công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ, thương nhân đó phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Chủ thể: Bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều là thương nhân: là tổ chức kinh tế, được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
- Về thủ tục đối với hoạt động nhượng quyền:
- Bên nhượng quyền: Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm;
- Lưu ý ở đây là không phải là thương nhân đã hoạt động ít nhất 1 năm mà là hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được 01 năm. Nghĩa là dù doanh nghiệp đã hoạt động được hơn 1 năm nhưng mới tiến hành hệ thống kinh doanh dự định dùng nhượng quyền chưa được 1 năm thì cũng không đủ điều kiện để nhượng quyền.
- Thủ tục đối với hoạt động nhượng quyền: Báo cáo với Sở Công thương nơi đặt trụ sở của Bên Nhượng quyền.
Lưu ý:
- Trước đây, quy định yêu cầu phải đăng ký hoạt động tại Bộ/Sở Công thương đối với tất cả hoạt động nhượng quyền thương mại, tuy nhiên từ năm 2011 thì quy định này đã được sửa đổi, theo đó hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước và hoạt động nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài không phải tiến hành đăng ký mà chỉ báo cáo theo mẫu tại phần B, phụ lục 3 Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Hiện nay không có quy định rõ ràng về thời gian thực hiện báo cáo. Quy định hiện nay chỉ quy định phải báo cáo hàng năm trước ngày 15/01, không hề có quy định phải tiến hành báo cáo tại Sở Công Thương trước khi tiến hành nhượng quyền.

Để nhượng quyền thương mại thì cần đáp ứng một số điều kiện nhất định
Nhượng quyền có bao gồm quyền sở hữu trí tuệ?
Luật Thương mại hiện hành có quy định các sở hữu công nghiệp được chuyển giao cùng với hoạt động nhượng quyền là nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
Đồng thời theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì đối tượng chuyển giao sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Như vậy, đối chiếu các quy định trên, trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, yêu cầu đối với việc chuyển giao quyền sử dụng các sở hữu công nghiệp như sau:
Nhãn hiệu | Sáng chế | Tên thương mại | Bí mật kinh doanh | |
Yêu cầu chung | Phải chứng minh được quyền sở hữu của /doanh nghiệp đối với sản phẩm sở hữu công nghiệp đó. | |||
Yêu cầu riêng | Đối tượng phải tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đối với nhãn hiệu, việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu này có hiệu lực giữa hai bên theo thỏa thuận, quyền sử dụng này được chuyển giao quyền sử dụng tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên mà không cần tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; | Sáng chế phải tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển giao sản phẩm sở hữu công nghiệp này có hiệu lực pháp lý với bên thứ ba khi tiến hành đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp | Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó | Được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó; bí mật kinh doanh không phải đăng ký bảo hộ, do đó việc giá trị pháp lý đối với việc chuyển giao tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên. |
Tham khảo: Những tranh chấp nhượng quyền thương mại thường gặp và cách giải quyết
Trên thực tế, nhượng quyền thương mại đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các thương hiệu thành công trên toàn cầu. Việc thiết lập một mô hình nhượng quyền thương mại có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên, để đạt được sự thành công trong việc nhượng quyền thương mại, cần có sự hiểu biết về quy định pháp luật, về điều kiện, thủ tục để có thể hoạt động nhượng quyền một cách hiệu quả.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239