You are here:

Đăng ký nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu hay không?

Đăng ký nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu hay không?

Đăng ký nhãn hiệu là yếu tố quan trọng bảo vệ nhãn hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau một khoảng thời gian phát triển sản phẩm/dịch vụ khỏi các cuộc tranh chấp bản quyền sản phẩm, dẫn đến nguy cơ mất trắng nhãn hiệu vào tay các đối thủ.

Vậy nhãn hiệu là gì?

Theo WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới), “Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng để phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với một sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác”.

Như vậy có thể hiểu rằng nhãn hiệu là một trong những cách để một sản phẩm trở khác biệt với những sản phẩm khác, giúp khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp.

Vậy thì nhãn hiệu có giống với tên thương hiệu? Câu trả lời là không. Tên thương hiệu là tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp và một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều nhãn hiệu khác nhau.

Phân loại nhãn hiệu: tuỳ theo yếu tố mà chia nhãn hiệu thành nhiều loại:

  • Dựa vào thủ tục đăng ký nhãn hiệu:nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết,…
  • Dựa vào hình thức thể hiện: nhãn hiệu hình, nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu kết hợp hình và chữ,…

Để đăng ký nhãn hiệu cần có những điều kiện gì?

Theo điều 72 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 quy định như sau:

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Nhãn hiệu không được bảo hộ nếu có các dấu hiệu nằm trong điều 73 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 theo Luật Sở hữu Trí tuệ.

Có bắt buộc đăng ký nhãn hiệu hay không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc. Nhưng việc không đăng ký nhãn hiệu ảnh hưởng như thế nào đến việc kinh doanh của bạn?

Trước hết, bạn sẽ không độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm hay dịch vụ bạn đang kinh doanh, do đó những đối thủ cung cấp cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ có thể sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu mà bạn tạo ra để hưởng lợi từ uy tín mà bạn đã gây dựng.

Hơn thế, nếu sản phẩm của họ có chất lượng thấp sẽ càng làm tổn hại hình ảnh của doanh nghiệp bạn hơn.

Hướng dẫn các bước đăng ký nhãn hiệu

Để đảm bảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu có khả năng thành công cao, trước hết bạn nên thực hiện kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu, sau đó mới chuẩn bị nộp đơn đăng kí.

Thủ tục

  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến địa chỉ Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc TP.HCM
  • Thẩm định hình thức đơn. Sau khi tiếp nhận đơn, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ thẩm định hình thức đơn và yêu cầu chỉnh sửa nếu có sai sót. Quá trình thẩm định có thể kéo dài đến 1 tháng.
  • Công bố đơn. Đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Thẩm định nội dung đơn. Đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Thời gian thẩm định không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn
  • Ra quyết định về việc có cấp văn bằng hay không.
  • Nếu nhãn hiệu đó không đáp ứng được các điều kiện thì đơn đăng kí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nếu nhãn hiệu đáp ứng đủ các điều kiện đồng thời chủ sở hữu nộp lệ phí đúng hạn thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp

Hồ sơ

Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, hồ sơ cần kèm theo:

  • 1 Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • 1 Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • 1 Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
  • 1 Tờ khai đăng kí nhãn hiệu
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • 1 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Tinlaw

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại TinLaw

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại TinLaw

Trong quy trình thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, các doanh nghiệp thường có sai sót trong khâu chuẩn bị hồ sơ khiến bước thẩm định hình thức đơn kéo dài thêm 1 tháng. Các doanh nghiệp chỉ có 1 lần được chỉnh sửa hồ sơ và nếu sau quá trình chỉnh sửa mà đơn vẫn không hợp lệ thì đơn đăng ký sẽ bị Cục Sở hữu Trí tuệ từ chối chấp nhận đơn.

Tại TinLaw chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền với quy trình hỗ trợ khách hàng đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu và soạn thảo sẵn hồ sơ cho doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết theo dõi và làm rõ những thắc mắc của quý khách trong quá trình thẩm định đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Để nắm rõ mức giá của dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại TinLaw, quý khách hàng liên hệ 1900633303 để được chuyên viên của TinLaw tư vấn thêm.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT