Đôi khi chúng ta muốn thử sức với khả năng kinh doanh, muốn làm mọi việc theo định hướng cá nhân của mình. Cách nhanh nhất để thực hiện được điều đó là có riêng cho mình một doanh nghiệp. Vậy có nên thành lập công ty hay không? Thành lập công ty có được lợi ích gì? Hãy cùng dịch vụ pháp lý doanh nghiệp TinLaw theo dõi nội dung của bài viết sau đây để có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp.
Công ty là gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty bao gồm “Công ty trách nhiệm hữu hạn”, “Công ty Cổ phần”, “Công ty Hợp danh”.
Dù có hình thức khác nhau, nhưng các công ty đều là doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. Điều này có nghĩa là, một công ty phải có các yếu tố sau:
- Tổ chức riêng biệt: là một pháp nhân có quyền và nghĩa vụ pháp lý độc lập, không phụ thuộc vào các cá nhân hay tổ chức khác.
- Tài sản riêng: là tài sản do công ty sở hữu hoặc quản lý, được ghi nhận trong sổ sách kế toán của công ty.
- Trụ sở giao dịch: là nơi công ty đặt văn phòng làm việc, tiếp khách, ký kết hợp đồng và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.
- Đăng ký thành lập: là việc công ty nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trở thành doanh nghiệp hợp pháp.
- Mục đích kinh doanh: là mục tiêu mà công ty hướng đến trong hoạt động kinh doanh của mình, thường là tạo ra lợi nhuận và phát triển thị trường.
Tham khảo: Hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nào? Nên thành lập công ty gì?
Có nên thành lập công ty?
Có nên thành lập công ty hay không khi chỉ vừa bắt đầu khởi nghiệp, đây là câu hỏi đã và đang được rất nhiều người quan tâm. Việc thành lập công ty không hề đơn giản, đó là cả một quá trình khó khăn nhưng lợi ích mang lại cũng rất nhiều. Sau đây là những lý do nên thành lập công ty càng sớm càng tốt.
Việc thành lập công ty là một quyết định quan trọng và có thể quyết định tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều cần phải thành lập công ty để kinh doanh. Việc này cần phải dựa vào nhiều yếu tố như mục tiêu, quy mô, nguồn lực và rủi ro của doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc thành lập công ty là một lựa chọn tốt nếu Quý khách muốn mở rộng quy mô kinh doanh, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tăng sự tin tưởng từ khách hàng và từ đó tăng lợi nhuận. Khi thành lập công ty, Quý khách sẽ có được uy tín và tăng sự chuyên nghiệp cho hình ảnh doanh nghiệp, giúp Quý khách thu hút được nhiều nhà đầu tư, đối tác và khách hàng hơn.

Có nên thành lập công ty hay không là câu hỏi chung của vô số người làm kinh doanh
Khi thành lập công ty, hình ảnh doanh nghiệp sẽ tăng cường uy tín và sự chuyên nghiệp, thông qua đó tăng khả năng thu hút được nhiều nhà đầu tư, đối tác và khách hàng hơn. Đồng thời, Quý khách cũng sẽ được bảo vệ bởi pháp luật và giảm rủi ro khi kinh doanh. Đồng thời, Quý khách cũng sẽ được hưởng những quyền lợi và bảo vệ pháp lý khi kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thành lập công ty cũng có những khó khăn và rủi ro. Quý khách sẽ phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý, thủ tục hành chính và chi phí cao hơn so với việc kinh doanh cá nhân. Nếu không có đủ nguồn lực để đảm bảo các yêu cầu này, việc thành lập công ty có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề và rủi ro cho công ty.
Ưu và nhược điểm của việc thành lập công ty
Mỗi chúng ta ai cũng từng là một nhân viên hàng ngày đều bị sếp la mắng, luôn phải làm việc trong deadline với tâm trí lo lắng, không thoải mái khiến tâm trạng cảm thấy chán công việc hiện tại. Vì thế khi làm chủ một doanh nghiệp, chúng ta sẽ tự kiểm soát công việc của chính mình và của nhân viên. Bên cạnh đó, khi làm chủ mọi thứ ta sẽ có thể tự do làm những gì mình thích, tự vạch ra hướng đi để phát triển và có thể tự tạo động lực từ những việc đang làm.
Ưu điểm
Chiến lược công ty
Khi nắm được quyền điều hành, chúng ta có thể hiểu rõ được công ty cần gì để phát triển và vạch ra đường lối riêng mà không ai có thể phản đối. Nếu đường lối đúng thì là một sự may mắn, còn nếu sai thì cũng chẳng sao vì ta có thể rút kinh nghiệm và đưa ra một chiến lược mới.
Có nhiều mối quan hệ và học hỏi nhiều kỹ năng
Khi làm chủ doanh nghiệp chúng ta sẽ ở một cương vị mới và sẽ được gặp gỡ khách hàng, doanh nhân lớn đã thành đạt, từ đó ta có thể học hỏi kỹ năng điều hành, quản lý doanh nghiệp, phát triển kinh doanh mà ở vị trí làm nhân viên chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Hứng thú trong công việc
Khi xác định làm chủ doanh nghiệp, chắc hẳn ai cũng đã định sẵn cho mình một điểm đến, một kế hoạch để phát triển công ty. Từ đó, ta có thể tự vạch ra hướng đi cho chính mình, qua đó ta có thể thấy được thành quả, giá trị mà các hoạt động mang lại, dù ít dù nhiều thì đó cũng sẽ là nguồn động lực, hứng thú để chúng ta cố gắng hơn.
Tự chủ tài chính
Khi làm chủ doanh nghiệp, tất cả chi phí đều do mình bỏ ra và theo khả năng điều hành của mỗi người. Doanh thu nhiều hay ít đều do kế hoạch mà chúng ta vạch ra, định hướng phát triển và những bước thực hiện, vì thế ta sẽ không phải chịu áp lực doanh số từ trên áp xuống, hay bị áp đặt bởi một ai. Bên cạnh đó, ta có thể tự chủ tài chính trong mọi việc, việc chi trả cho bất cứ một vấn đề nào sẽ phụ thuộc vào quyết định của mỗi người.
Như vậy, sự thăng tiến nhanh chóng hay sự thục lùi mãi mãi đều do sự lựa chọn của mỗi người chúng ta. Qua những lý do vừa được chia sẻ trên đây chắc hẳn ai cũng sẽ có câu trả lời cho vấn đề có nên thành lập công ty không? Hãy dám tự mình thay đổi, đương đầu với khó khăn để chạm tay tới thành công.
An toàn cho tài sản cá nhân
Thành lập công ty là cách để bảo vệ tài sản cá nhân bằng tư cách pháp nhân và tính chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty. Nhà sáng lập chỉ chịu trách nhiệm về nợ và rủi ro của công ty trong phạm vi số vốn đã góp hoặc cam kết góp. Tài sản cá nhân sẽ không bị động chạm bởi những vấn đề phát sinh trong kinh doanh. Khi có tranh chấp hay kiện tụng, chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sẽ không phải đối mặt với những rủi ro pháp lý mà chỉ công ty mới phải chịu trách nhiệm.

Thành lập công ty là cách để bảo vệ tài sản cá nhân bằng tư cách pháp nhân và tính chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty
Dễ dàng chuyển nhượng và huy động vốn
Thành lập công ty tức là tạo ra một thực thể độc lập với chủ sở hữu, có khả năng tồn tại lâu dài và chuyển giao cho người kế tiếp. Chủ doanh nghiệp có thể bán vốn cho người khác nếu muốn rút lui khỏi công ty, hoặc có thể bán những tài sản của công ty như nhà xưởng, đất đai, thương hiệu, máy móc… để thu hồi vốn hoặc đầu tư vào những dự án khác. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức hoặc vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn khi có tư cách pháp nhân rõ ràng và minh bạch.
Mở rộng ngành nghề kinh doanh
Thành lập công ty sẽ giúp nhà sáng lập có cơ hội tham gia vào những ngành nghề kinh doanh mà cá nhân không thể hoặc khó có thể thực hiện được. Chủ sở hữu sẽ có đầy đủ tư cách pháp nhân để kinh doanh ngành nghề mà mình mong muốn, như: xuất nhập khẩu, bất động sản, du lịch, giáo dục, y tế… Đồng thời, hoạt động kinh doanh thông qua công ty cũng giúp làm tăng nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, tăng khả năng tham gia vào các dự án lớn và có tiềm năng phát triển.
Tăng uy tín và niềm tin với khách hàng và đối tác
Sau khi đăng ký thành lập công ty thành công, công ty sẽ có mã số doanh nghiệp, mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký thành lập và các giấy tờ pháp lý khác. Những giấy tờ này sẽ chứng minh cho sự tồn tại, vốn, chức năng và ngành nghề kinh doanh của công ty.
Khi có những giấy tờ này, công ty sẽ dễ dàng ký kết hợp đồng, thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước, đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên… Đồng thời công ty cũng sẽ tạo được sự tin tưởng với khách hàng và đối tác, khi họ biết rằng họ đang giao dịch với một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có trách nhiệm và uy tín.
Được pháp luật bảo vệ
Một ưu điểm nữa khi thực hiện thành lập công ty đó chính là công ty sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ do pháp luật quy định. Công ty sẽ được bảo vệ về mặt pháp lý khi có tranh chấp hay kiện tụng với đối tác, khách hàng hoặc cơ quan nhà nước. Không chỉ vậy, công ty cũng sẽ được hỗ trợ về mặt thuế, tài chính, đầu tư, thương mại… từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà sáng lập sẽ không phải lo lắng về những rủi ro pháp lý khi kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Xây dựng được thương hiệu
Việc thành lập công ty cũng là một cách xây dựng thương hiệu riêng cho công ty hiệu quả. Thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh vì tạo ra được sự nhận diện, khác biệt và giá trị cho sản phẩm và dịch vụ của công ty. Khi có một thương hiệu tốt, công ty sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, cũng như nâng cao vị thế và uy tín của công ty trên thị trường.

Thành lập công ty là một trong những cách xây dựng thương hiệu
Nhược điểm
Chịu nhiều gánh nặng thuế
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp sẽ phải kê khai báo cáo thuế hàng quý, hàng năm với nhiều loại thuế cần đóng khác nhau, tùy theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Những loại thuế này có thể bao gồm: lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Tuân thủ nhiều quy định và thủ tục pháp lý
Để có thể thành lập và hoạt động công ty, nhà sáng lập cần thực hiện nhiều quy định và thủ tục pháp lý khi đăng ký, kế toán, thuế, bảo hiểm,… Việc tuân thủ các quy định này sẽ tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Đồng thời, chủ sở hữu/thành viên góp vốn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với mọi hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm cả những sai lầm hay thiệt hại có thể xảy ra.
Đối mặt với khả năng tranh chấp quyền lợi
Khi thành lập công ty có nhiều thành viên, chủ doanh nghiệp sẽ không thể quyết định mọi thứ một mình mà phải tôn trọng ý kiến và quyền lợi của các thành viên khác. Điều này có thể gây ra những mâu thuẫn, xung đột cũng như tranh chấp trong quá trình quản lý và phân chia lợi ích của công ty.
Cần đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc và công sức
Việc thành lập công ty đồng nghĩa nhà sáng lập cần phải bỏ ra nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để xây dựng và phát triển công ty. Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều áp lực và trách nhiệm trong quá trình kinh doanh. Không chỉ vậy, chủ doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn có thể xảy ra.
Một số lưu ý trước khi thành lập Công ty
Lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh
Khi thành lập công ty doanh nghiệp cần lựa chọn ngành, nghề đăng ký kinh doanh. Trong một số trường hợp khi ngành, nghề không cần điều kiện thì không cần đáp ứng những điều kiện mà có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh ngay sau khi có giấy phép kinh doanh. Ngược lại, đối với những ngành, nghề cần điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện (về vốn, về chứng chỉ hành nghề, giấy phép,…) thì mới được phép đi vào hoạt động kinh doanh.
Chọn địa điểm đặt trụ sở chính của Công ty
Khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp cần đăng ký nơi đặt trụ sở chính, có địa chỉ đáp ứng đủ điều kiện pháp Luật hiện hành (không được sử dụng địa chỉ giả)
Chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn
Muốn thành lập công ty điều đầu tiên cần phải chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn. Mức vốn phụ thuộc vào khả năng tài chính hoặc quy định về ngành, nghề đăng ký kinh doanh
Xem thêm: Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ?

Lựa chọn tên Công ty theo đúng quy định pháp Luật hiện hành
Tên công ty phải đáp ứng đầy đủ cấu trúc gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Doanh nghiệp cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa trong tên công ty của mình. Tránh sự trùng lặp với tên công ty của những doanh nghiệp trước đó. Để tránh trùng lặp, cần thực hiện tra cứu tên kỹ lưỡng trước khi tiến hành đăng ký tên công ty.
Xem thêm: Quy định về đặt tên doanh nghiệp, tên công ty
Lựa chọn người đại diện Công ty cho phù hợp
Người đại diện công ty là người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy khi lựa chọn người đại diện, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn người có đủ năng lực và kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí này.
Người đại diện công ty có thể được thay đổi nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh chưa đáp ứng được các điều kiện.
Trên đây là một số ưu và nhược điểm để giúp quý khách hàng cân nhắc có nên thành lập công ty hay không. Trên thực tế việc mở công ty riêng còn phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của mỗi cá nhân. Sự thăng tiến trong công việc hay dừng chân mãi tại điểm an toàn phụ thuộc vào quyết định của chính bạn. Hãy thử một lần thay đổi, không có sự thành công nào không trải qua khó khăn.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239