Trên thế giới, hoạt động cho thuê lại lao động không còn là vấn đề mới. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này mới chỉ bắt đầu vào năm 2012, thông qua Bộ luật Lao Động.
Cho thuê lại lao động là một lĩnh vực rất tiềm năng và cần thiết trong nền kinh tế, với sự tham gia của nhiều thương nhân nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể, khi tiến hành thành lập công ty vốn nước ngoài, nhà đầu tư sẽ dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc sử dụng lao động như: rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm các chi phí tuyển dụng,…
1. Cho thuê lại lao động thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
![](https://tinlaw.vn/wp-content/uploads/2018/09/cho-thue-lai-lao-dong-la-nganh-nghe-kinh-doanh-co-dieu-kien.jpg)
Theo quy định pháp luật, cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp muốn tham gia đầu tư vào lĩnh vực này phải đảm bảo một số điều kiện sau đây:
- Đã hoàn tất thủ tục ký quỹ theo quy định, mức tiền ký quỹ theo quy định của hoạt động cho thuê lại lao động là: 2.000.000.000 đồng.
- Ngoài ra, doanh nghiệp phải có mức vốn pháp định từ 2.000.000.000 đồng trở lên.
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải có trụ sở chính. Lưu ý: trụ sở chính này phải có địa chỉ cố định, hoạt động ít nhất 02 năm trở lên.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty cho thuê lại lao động phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực cho thuê lại ít nhất 03 năm.
2. Phạm vi ngành nghề được phép hoạt động cho thuê lại lao động
Hoạt động cho thuê lại lao động không được tùy ý lựa chọn lĩnh vực hoạt động, mà phải thực hiện theo đúng các lĩnh vực, ngành nghề quy định dưới đây:
Dịch thuật/Tốc ký. | Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông. |
Thư ký/Trợ lý hành chính. | Lái xe |
Lễ tân. | Vận hành, kiểm tra, sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất. |
Hướng dẫn du lịch. | Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy. |
Hỗ trợ bán hàng. | Biên tập tài liệu. |
Hỗ trợ dự án. | Vệ sĩ/bảo vệ. |
Lập trình hệ thống máy sản xuất. | Tiếp thị, chăm sóc khách hàng qua điện thoại |
Xử lý các vấn đề tài chính, thuế. | Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô. |
Scan, vẽ kĩ thuật công nghiệp/ Trang trí nội thất |
3. Các trường hợp không được tham gia hoạt động cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây không được tham gia hoạt động cho thuê lại lao động, bao gồm:
- Doanh nghiệp đang trong thời gian xảy ra tranh chấp, đình công hoặc thay thế người lao động.
- Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động, nhưng không đảm bảo các quyền lợi sau cho người lao động: trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động thì không được tham gia hoạt động cho thuê lại lao động.
- Doanh nghiệp thay thế người lao động trong các trường hợp: thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động để làm việc tại các khu vực có điều kiện sinh sống khắc nghiệt. Danh mục địa bàn có điều kiện sinh sống khắc nghiệt do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Lưu ý: Doanh nghiệp được phép thuê người lao động làm việc tại nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt, nếu người lao động từng sinh sống và làm việc tại đây trên 03 năm.
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động để làm việc nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Danh mục ngành nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Những thông tin cần lưu ý khi hoạt động lĩnh vực cho thuê lại lao động đã nêu trên, chắc hẳn đã giúp quý khách hiểu hơn về lĩnh vực, ngành nghề đang là xu thế HOT hiện nay. Nhờ đó mà quý khách sẽ có thêm một định hướng mới để phát triển tại thị trường Việt Nam.
![Vốn điều lệ là gì? Có cần phải chứng minh vốn khi thành lập công ty Slide](http://tinlaw.vn/wp-content/plugins/revslider/sr6/assets/assets/dummy.png)
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239