You are here:

Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau những điểm gì?

Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau những điểm gì?

Không phải tất cả doanh nghiệp đều phân biệt được chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau điểm gì mặc dù đây là 2 khái niệm quen thuộc. Xác định được những điểm khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng loại hình để mở rộng doanh nghiệp, hoạt động đúng với nhu cầu của doanh nghiệp. Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện TinLaw gửi đến bài viết sau để giải đáp câu hỏi này.

Quy định về chi nhánh và văn phòng đại diện

Đầu tiên để tìm hiểu về chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau ở những điểm nào thì cần phải biết những quy định về 2 đơn vị này. Vậy chúng là gì?

1. Chi nhánh là gì?

Để trả lời cho câu hỏi, “chi nhánh là gì”? thì theo Luật Doanh nghiệp 2020,

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Vậy chi nhánh hay chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp được đặt tại các địa điểm nhất định ngoài trụ sở chính để thực hiện chức năng được uỷ quyền nhằm mở rộng quy mô, mở rộng thị trường,… Doanh nghiệp có thể có 01 hoặc nhiều chi nhánh tại khu vực, có thể đặt chi nhánh trong và ngoài nước.

2. Văn phòng đại diện là gì?

Tiếp theo về văn phòng đại diện là gì? căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, thì:

“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Vậy trả lời cho câu hỏi “văn phòng đại diện là gì?” thì văn phòng đại diện là một phần không tách rời của doanh nghiệp. Về bản chất, văn phòng đại diện đại diện cho doanh nghiệp theo uỷ quyền và hoạt động dựa trên uỷ quyền đó, phụ thuộc vào doanh nghiệp. Văn phòng đại diện sẽ được đặt, mở tại nơi mà doanh nghiệp chưa có trụ sở, nhằm các mục đích như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại hay để thuận lợi cho việc liên lạc, ngoài ra còn nhiều mục đích khác,…

Điểm giống nhau của chi nhánh và văn phòng đại diện

Trước khi tìm hiểu so sánh chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau những điểm gì, hãy xác định những điểm giống nhau của chúng. Cùng được ban hành trong Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh và văn phòng đại diện có những điểm giống nhau khiến nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn chúng là một. Hãy xét những điểm giống nhau của chúng:

  • Đều là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp.
  • Đều đại diện cho lợi ích và bảo vệ lợi ích đó theo uỷ quyền từ doanh nghiệp.
  • Địa điểm thành lập được đặt một hay nhiều trụ sở tại địa phương, ở trong hay ngoài nước.
  • Đều có con dấu riêng.
  • Đều không có tư cách pháp nhân.
  • Thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh.
  • Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Phải thực hiện các thủ tục thay đổi về thuế;
  • Gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh sở tại.

Như vậy chi nhánh và văn phòng đại diện có những điểm tương tự nhau khá cơ bản. Tuy nhiên, hãy so sánh những điểm khác nhau của chúng ở phần sau của bài viết.

Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau những điểm gì?

Từ những căn cứ pháp lý mới nhất từ Pháp luật Việt Nam:

Chúng tôi liệt kê ra được chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau những điểm khác nhau cơ bản như bảng bên dưới:

STTTiêu chí so sánhChi nhánhVăn phòng đại diện
1Chức năng kinh doanhCó.Không.
2Ngành nghề kinh doanhĐược đăng ký tất cả các ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký.Chỉ được đại diện theo ủy quyền.
3Về đặt tênTên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh.Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
4Ký kết hợp đồng;Được phép ký hợp đồng kinh tế.Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế.
5Xuất hóa đơnĐược phép sử dụng và xuất hóa đơn.Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
6Các loại thuế, phí phải nộpLệ phí môn bài;

Thuế Giá trị gia tăng;

Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân.
7Mục đích thành lậpDoanh nghiệp có nhu cầu mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty.Doanh nghiệp muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh.
8Hạch toán Hạch toán độc lập (phải có hóa đơn riêng) hoặc hạch toán phụ thuộc.Hạch toán phụ thuộc.

 

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện là rất nhiều

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện là rất nhiều

Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau ở những điểm nhất định nhưng chúng cũng tương đồng ở nhiều điểm, biết được những điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các quy định khi thực hiện mở rộng quy mô doanh nghiệp mà còn giúp xác định đúng mục đích cùng loại hình phù hợp với tình hình và nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu có những thắc mắc hay cần được tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT