You are here:

Thị thực là gì? Tìm hiểu về cơ bản về thị thực nhập cảnh

Thị thực là gì? Tìm hiểu về cơ bản về thị thực nhập cảnh

Thị thực là gì? Pháp luật quy định về thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài như thế nào? Hãy cùng dịch vụ visa Việt Nam TinLaw tìm hiểu trong bài viết sau.

Thị thực là gì?

Thị thực là gì? Có thể hiểu thị thực như một giấy thông hành quốc tế hợp pháp. Thị thực thường được Đại sứ quán/Lãnh sự quán của một quốc gia cấp, cho phép người nước ngoài có thể hợp pháp nhập cảnh vào quốc gia đó.

Tại Việt Nam, căn cứ theo khoản 11, điều 3, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam”.

Vậy, thị thực Việt Nam chính là loại giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài. Cho phép người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp khi đặt chân đến lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, thị thực còn được gọi là visa. Và trong thực tế, visa là từ được dùng nhiều hơn và được nhiều người biết đến hơn so với thuật ngữ thị thực.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể thì người nước ngoài có thể nhập cảnh vào các quốc gia mà không cần đến thị thực (miễn thị thực). Đây chính là kết quả của việc hợp tác và thỏa hiệp giữa các quốc gia với nhau để giúp công dân 2 nước có thể hợp tác và phát triển.

Và tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang miễn thị thực cho công dân của 25 quốc gia trên thế giới:

  • Miễn thị thực song phương cho công dân của 12 quốc gia
  • Miễn thị thực đơn phương cho công dân của 13 quốc gia theo Nghị quyết số 32/NQ – CP. Thời hạn tạm trú tối đa 15 ngày tính từ ngày nhập cảnh, không phân biệt mục đích nhập cảnh, loại hộ chiếu. Và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hình thức cấp thị thực

Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử.

Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.

Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây:

  • Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;
  • Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.

Giá trị sử dụng của thị thực

Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực điện tử và thị thực cấp cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này có giá trị một lần.

Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:

  • Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
  • Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực theo quy định như trên thì được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi.

Điều kiện cấp thị thực cho người nước ngoài là gì?

Điều kiện cấp thị thực cho người nước ngoài là gì?

Có bao nhiêu loại thị thực nhập cảnh Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 8, Luật số 47/2014/QH13 (bổ sung bởi Điểm c, đ, g, i Khoản 3 Điều 1 Luật số 51/2019/QH14), có 21 loại thị thực nhập Việt Nam. Một số loại visa phổ biến gồm: DL, TT, EV, LV1, LV2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, DN1, DN2…

>> Xem chi tiết tại đây: Các loại visa nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài

Điều kiện cấp thị thực cho người nước ngoài là gì?

Để được cấp thị thực cho người nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

  • Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
  • Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
  • Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
  • Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019).

Các trường hợp miễn thị thực nhập cảnh

Các trường hợp miễn thị thực được quy định tại Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) bao gồm:

  • Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
  • Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  • Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
  • Thuộc trường hợp đơn phương miễn thị thực theo quy định tại Điều 13 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

>> Xem chi tiết: Các trường hợp được miễn thị thực vào Việt Nam

Thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài

Để có thể xin cấp thị thực Việt Nam cho người nước ngoài thì đây chính là các thủ tục bạn cần  phải hoàn thành:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Cần lưu ý, dựa vào mục đích nhập cảnh sẽ có loại visa tương ứng, người nước ngoài xác định đúng loại visa cần xin để chuẩn bị các giấy tờ cho phù hợp.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại các cơ quan thẩm quyền.

Hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cán bộ cấp giấy hẹn. Trong trường hợp các giấy tờ còn thiếu, cán bộ sẽ hướng dẫn bạn cung cấp bổ sung.

Bước 3: Nhận kết quả.

>> Xem chi tiết: Thủ tục xin visa Việt Nam cho người nước ngoài

Đây chính là các bước cơ bản để bạn có thể chuẩn bị và hoàn thành quá trình xin thị thực Việt Nam. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi xin cấp thị thực Việt Nam, TinLaw luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ tận tình cho các bạn. Hãy nhấc máy gọi ngay đến số tổng đài 1900 633 306 để được hỗ trợ nhé!

Trên đây là khái niệm thị thực nhập cảnh và một số quy định cơ bản liên quan đến thị thực Việt Nam (visa Việt Nam). Hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết thông qua bài viết này.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT