Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu của đời sống hằng ngày, nhu cầu về mặt hàng này ít khi có nguy cơ giảm sút. Để đáp ứng nhu cầu, ngày càng nhiều thương hiệu cung cấp thực phẩm ra đời với chất lượng, đặc tính khác nhau. Vậy nên mỗi thương hiệu cần đăng ký thương hiệu thực phẩm giúp khách hàng dễ dàng nhận dạng và cũng là để bảo vệ cho chính thương hiệu mình ngày càng phát triển hơn.
Phân nhóm sản phẩm sẽ đăng ký thương hiệu
Căn cứ vào Bảng Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ NICE phiên bản 11-2020, các sản phẩm sẽ được phân vào nhóm như sau:
- Nhóm 5: Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh, chất bổ sung ăn kiêng, và một số thực phẩm gốc thực vật thuộc các nhóm khác nhau cần tra cứu cụ thể trong danh mục hàng hóa theo vần chữ cái.
- Nhóm 29: Thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản
- Nhóm 30: Thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các loại gia vị dùng cho thực phẩm
Cần phân nhóm hàng hóa/dịch vụ sẽ đăng ký một cách chính xác để xác định đúng phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.

Tra cứu thương hiệu dự định đăng ký
Sau khi phân nhóm thì tra cứu thương hiệu là việc không thể bỏ qua.
Nếu không tiến hành tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu trước khi đăng kí thì có thể không được cấp văn bằng bảo hộ vì thương hiệu dự định đăng ký đã bị trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ trước đó.
Mà trong thời gian chờ này, các doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, thị trường đã bắt đầu quen với thương hiệu này rồi thì lúc này mọi công sức như đổ sông đổ bể.
Vậy có thể thấy việc tra cứu nhãn hiệu xem có trùng lặp không là hết sức quan trọng.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu thực phẩm
Tiến hành tra cứu và thấy thương hiệu dự định đăng kí đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn thì chuẩn bị hồ sơ để tiến hành đăng ký. Hồ sơ gồm:
- 02 tờ khai đăng ký thương hiệu thực phẩm
- 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu gián trên tờ khai đăng ký cả về kích thước và màu sắc)
- Văn bản ủy quyền nếu ủy quyền cho Tổ chức đại diện SHCN nộp đơn (nếu có ủy quyền)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Các tài liệu khác (nếu có)
Trình tự đăng ký thương hiệu thực phẩm
Sau đó thực hiện đăng ký thương hiệu thực phẩm theo trình tự như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục SHTT;
Bước 2: Đơn sẽ được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn, thời hạn thẩm định là 01 tháng
Bước 3: Thông tin đơn sẽ được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày hợp lệ. (Hình thức công bố là đăng lên Công báo Sở hữu công nghiệp hằng tháng đăng trên website của Cục SHTT)
Bước 4: Thẩm định nội dung, tại bước này, đơn sẽ được đánh giá theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn
Bước 5: Cấp Văn bằng bảo hộ/từ chối bảo hộ, kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung, nếu tên gọi kênh youtube đáp ứng được các điều kiện bảo hộ thì Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ, Chủ đơn phải theo dõi để đóng lệ phí cấp văn bằng đầy đủ. Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng được các điều kiện theo quy định, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối bảo hộ và ấn định thời hạn là 03 tháng để chủ đơn phản biện lại ý kiến của Cục, nếu chủ đơn không phản biện hoặc phản biện không thuyết phục thì Cục sẽ quyết định chính thức từ chối.
Chi phí đăng ký thương hiệu thực phẩm
Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn đăng ký. Số lượng nhóm đăng ký hoặc số sản phẩm trong mỗi nhóm nhiều thì chi phí sẽ cao hơn.
Việc đăng ký thương hiệu thực phẩm yêu cầu chuyên môn và hiểu biết nhất định trong việc đánh giá cũng như chuẩn bị các tài liệu cần thiết để có thể việc đăng ký được thuận lợi và tiết kiệm tối đa thời gian cho doanh nghiệp.
Do vậy, để giúp doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục nhanh chóng quý Doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi ngay để được giải đáp thắc mắc và nhanh chóng đăng ký bảo hộ cho thương hiệu của mình hoặc gọi ngay số 1900 633 306 để được giải đáp nhanh nhất.
TinLaw – hơn 15 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ Luật sư có năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. TinLaw cam kết giúp Doanh nghiệp có được những giải pháp tối ưu, hiệu quả. Đảm bảo mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý Doanh nghiệp.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239