You are here:

Các trường hợp doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Các trường hợp doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động luôn là yếu tố quan trọng và là cơ sở vững chắc để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Nhưng trong quá trình làm việc có những trường hợp xảy ra khiến doanh nghiệp muốn đơn phương chấm dứt hợp lao động.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, mà việc này phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Quý khách cùng theo dõi các trường hợp doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để từ đó có sự điều chỉnh và sắp xếp lại nhân sự sao cho phù hợp.

Căn cứ pháp lý: Bộ Luật lao động năm 2012

1. Các trường hợp doanh nghiêp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Không được sa thải nhân viên trong các trường hợp sau đây

Không được sa thải nhân viên trong các trường hợp dưới đây

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động năm 2012, doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

  • Người lao động bị bệnh, ốm đau.
  • Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 38 của Bộ luật này.
  • Nếu đồng ý cho người lao động nghỉ, hoặc người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng thì doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc lao động nữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 155 của Bộ luật lao động 2012.

2. Căn cứ bộ luật lao động 2012 quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ

Quy định về sa thai lao động nữ
Quy định về sa thai lao động nữ

Điểm b, khoản 1 Điều 8, quy định các trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người lao động bị bệnh, ốm đau, cụ thể:

  • Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nếu người lao động phải điều trị trong thời hạn 12 tháng liên tục thì doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu người lao động chưa hồi phục.
  • Đối với hợp đồng có xác định thời gian, nếu người lao động điều trị bệnh trong 06 tháng liên tục thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm hợp đồng lao động, nếu người lao động chưa hồi phục.
  • Đối với hợp đồng thời vụ, hợp đồng theo công việc dưới 12 tháng nếu người lao động điều trị bệnh quá nửa thời gian thỏa thuận làm việc nhưng chưa có dấu hiệu hồi phục.

Khoản 3 Điều 155 Bộ Luật lao động, doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động là nữ trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu lao động nữ chết hoặc Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, để tránh phát sinh tranh chấp về sau, doanh nghiệp cần thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sao cho phù hợp với các quy định về pháp luật lao động đã nêu trên. Hãy theo dõi những thông tin hữu ích về lao động – việc làm để cập nhật những thông tin mới nhất và hữu ích cho việc quản lý nhân sự, quản lý lao động tại doanh nghiệp.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT