You are here:

Các loại visa (thị thực) nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài và ký hiệu từng loại

Các loại visa (thị thực) nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài và ký hiệu từng loại

Các loại visa Việt Nam được phân chia dự trên nhiều tiêu chí khác nhau như mục đích nhập cảnh, thời gian & số lần nhập cảnh. Trong bài viết này, dịch vụ xin visa cho người nước ngoài tại TinLaw sẽ giúp các bạn phân loại visa cho người nước ngoài tại Việt Nam và ký hiệu của từng loại. Cùng theo dõi nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Điều 8, điều 9, Luật số 47/2014/QH13
  • Điều 1, Luật số 51/2019/QH14
  • Thông tư 25/2021/TT-BTC

21 loại visa Việt Nam phân loại theo mục đích nhập cảnh

Căn cứ theo Điều 8, Luật số 47/2014/QH13 (bổ sung bởi Điểm c, đ, g, i Khoản 3 Điều 1 Luật số 51/2019/QH14), có 21 loại visa Việt Nam, ký hiệu gồm: NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, HN, PV1, PV2, LĐ1, LĐ2, DL, TT, VR, SQ, EV

Bảng dưới đây là tổng hợp các loại visa vào Việt Nam và ký hiệu của từng loại:

STTKÝ HIỆU THỊ THỰCMỤC ĐÍCH CẤP VISA VIỆT NAM
1 NG1Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
2 NG2Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3 NG3Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
4 NG4Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.;
5 LV1Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6 LV2Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị  xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
7 LSCấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
7a ĐT1Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
7b ĐT2Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
7c ĐT3Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
7d ĐT4Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.
8 DN1Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
8a DN2Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
9 NN1Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
10 NN2Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
11 NN3Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
12 DHCấp cho người vào thực tập, học tập.
13 HNCấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
14 PV1Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
15 PV2Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
16 LĐ1Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
16a LĐ2Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động;
17 DLCấp cho người vào du lịch.
18 TTCấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
19 VRCấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
20 SQCấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.
21 EVThị thực điện tử.

Trong các loại visa Việt Nam thì có 6 loại phổ biến nhất, đó là:

  • Visa du lịch (DL)
  • Visa công tác (DN1 – DN2)
  • Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
  • Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
  • Visa thăm thân TT
  • Visa điện tử (EV)

>> Xem chi tiết: Thời hạn của các loại visa Việt Nam

Các loại visa Việt Nam phân theo số lần nhập cảnh

Khi phân loại theo tiêu chí này, visa thị thực Việt Nam được phân thành:

1. Cấp thị thực có giá trị một lần

2. Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:

  • Loại có giá trị không quá 03 tháng
  • Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng
  • Loại có giá trị trên 06 tháng đến 12 tháng
  • Loại có giá trị trên 12 tháng đến 02 năm
  • Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm
  • Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn)

Sự khác nhau cơ bản giữa visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần là số lần nhập cảnh vào Việt Nam.

Visa nhập cảnh một lần chỉ cho người nước ngoài vào Việt Nam một lần duy nhất. Một khi rời khỏi Việt nam, thì du khách cần phải xin visa mới để tái nhập cảnh vào Việt Nam.

Trong khi đó, visa nhập cảnh nhiều lần cho phép du khách tự do ra vào Việt Nam nhiều lần trong thời hạn visa.

Ví dụ một số loại visa Việt Nam phổ biến khi phân theo số lần nhập cảnh gồm:

  • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 6 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần…

>> Xem thêm: Lệ phí xin visa Việt Nam

Trên đây là các loại visa cho người nước ngoài tại Việt Nam được cập nhật theo luật mới nhất. Để biết thêm thông tin về thủ tục xin visa cho từng loại thị thực nêu trên, vui lòng liên hệ TinLaw theo thông tin bên dưới:

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT